Về Cần Đước ăn gạo nàng thơm chợ Đào

21/08/2020 - 08:27

PNO - Là vùng đất sản sinh ra loại gạo tiến vua và nơi chấp bút của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, thế nhưng Cần Đước khá xa lạ trên bản đồ du lịch.

Cần Đước là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách TPHCM khoảng 30 km. Để đến đây, từ trung tâm TPHCM, bạn theo quốc lộ 50 là có thể đến. Thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Dù gần nhưng chưa được biết đến nhiều trên bản đồ du lịch Việt, song, những ai từng đến vùng đất này, đều khẳng định: "nơi được thăm, được ăn, được nói, được mua mang về".

Các địa danh và trải nghiệm khi đến Cần Đước: 

nhà trăm cột
Nhà cổ trăm cột thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đây là công trình kiến trúc, điêu khắc cổ được xây dựng theo lối nhà rường Huế. Đây là ngôi nhà tiêu biểu cho tầng lớp giàu có của Cần Đước hơn 100 năm trước. 
nhà trăm cột
Tham quan ngôi nhà, bạn sẽ được bà Trần Thị Ngỏ - chủ nhân ngôi nhà, và là cháu dâu đời thứ ba giới thiệu về lịch sử, những điểm độc đáo và ý nghĩa của lối điêu khắc ngôi nhà tồn tại hơn 100 năm.
nhà trăm cột
Đừng quên gọi điện thoại đặt trước mâm cơm của ông Hội Đồng với chủ nhân hiện nay của ngôi nhà. Dù mâm cơm được đánh giá khá đơn giản, nhưng hơn 100 năm trước, các món ăn này cho thấy sự giàu có và xa xỉ của ông Hội Đồng. 
Đồn Rạch Cát. Nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử về đồn do người Pháp lập nên nhằm kiểm soát tuyến đường thuỷ đi vào Gia Định xưa.
Đồn Rạch Cát – pháo đài quân sự đồ sộ vào loại nhất nhì Việt Nam do chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1904 đến năm 1910 tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Đồn Rạch Cát. Nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử về đồn do người Pháp lập nên nhằm kiểm soát tuyến đường thuỷ đi vào Gia Định xưa.
Đây là pháo đài phòng thủ ven biển vô cùng kiên cố, có kiến trúc và bố trí phòng độc đáo theo hướng đối xứng. Đây là vị trí chiến lược trong phòng thủ vùng cửa sông và cửa biển từ Vũng Tàu đi vào Gia Định xưa.
Đây là Kênh nước mặn dài gần 1km, Pháp đào để thông hai đầu của sông Vàm Cỏ và sông Cần Guộc.
Thả thuyền trên kênh nước mặn dài gần 1km. Kênh nước mặn được Pháp đào để thông hai đầu của sông Vàm Cỏ và sông Cần Guộc.
Đây là Kênh nước mặn dài gần 1km, Pháp đào để thông hai đầu của sông Vàm Cỏ và sông Cần Guộc.
Dù khoảng cách không dài, song, ngắm nhìn Cần Đước từ kênh đào sẽ mang cho bạn góc nhìn mới mẻ và lý thú. 
Chùa Tôn Thạnh, nơi cụ Đồ Chiểu ở và viết bài Lục Vân Tiên và Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.
Chùa Tôn Thạnh hay còn được người dân địa phương gọi là Chùa Ông Ngộ thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng năm 1808. Ðây là ngôi chùa cổ nhất của Long An.
Chùa Tôn Thạnh, nơi cụ Đồ Chiểu ở và viết bài Lục Vân Tiên và Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.

Theo tài liệu để lại, từ năm 1859 đến 1861, nhà nho Nguyễn Đình Chiểu (cụ Đồ Chiểu) có đến lưu trú tại chùa. Bên ngoài cụ mang danh là mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, nhưng thực chất vẫn âm thầm làm thơ yêu nước. Tác phẩm "Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được cho là ra đời trong thời gian này.

Chùa Phước Lâm tại xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh, đã đứng ra dựng chùa vừa thờ Phật vừa làm Từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được người tôn làm Hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự hay còn gọi là chùa ông Miêng. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Hộ Pháp, Kim Cương… và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật bằng chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ. Đây là đỉnh cao nghệ thuật chạm, khắc gỗ nguyên khối của những người thợ Cần Đước. Năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Chùa Phước Lâm tại xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, ông Bùi Văn Minh, lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, đứng ra xây dựng với mục đích vừa thờ Phật vừa làm Từ đường cho dòng họ Bùi. 
Chùa Phước Lâm tại xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh, đã đứng ra dựng chùa vừa thờ Phật vừa làm Từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được người tôn làm Hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự hay còn gọi là chùa ông Miêng. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Hộ Pháp, Kim Cương… và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật bằng chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ. Đây là đỉnh cao nghệ thuật chạm, khắc gỗ nguyên khối của những người thợ Cần Đước. Năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Hộ Pháp, Kim Cương… và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. 
Lạp xưởng tươi Cần Đước được chế biến theo cách truyền thống, không chất bảo quản.
Lạp xưởng Cần Đước với cách chế biến truyền thống từ thịt tươi mới, bí quyết ướp gia vị, bí quyết phơi nắng đã làm nên hương vị thơm ngon đặc biệt. 
Lạp xưởng tươi Cần Đước được chế biến theo cách truyền thống, không chất bảo quản.
Khi tham quan các cơ sở sản xuất lạp xưởng, bạn sẽ được mời thử món trước khi quyết định mua về cho gia đình hay làm quà cho người thân.
gạo nàng thơm
Bên cạnh đó, bạn đừng quên mua thêm một ít gạo nàng thơm chợ Đào, một loại gạo đặc biệt thơm ngon chỉ dùng để tiến Vua về nhà thưởng thức.

Uyên Lâm

Ảnh: Nguyễn Minh Mẫn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI