Sri Lanka: Hồi sinh niềm tin cổ xưa để bảo vệ cây cối

06/06/2017 - 07:54

PNO - Bằng việc quấn vải cà sa lên cây và cầu phước lành cho chúng, lễ tôn phong cây được tổ chức để công nhận bản tính tự nhiên thiêng liêng của cây cối.

Để bảo vệ cây cối không bị chặt phá, tại nhiều quốc gia có đông Phật tử, các nhà sư đã làm lễ tôn phong cho cây, bằng việc quấn áo cà sa lên cây.

Buổi lễ tôn phong cây đầu tiên ở Sri Lanka được tổ chức vào ngày 11/1/2014 tại hai ngôi làng Akkara Anuwa và Dimbuldena ở vùng  rừng Nilgala.

Các nhà sư vừa tụng kinh vừa quấn những dải vải màu đỏ và vàng nghệ quanh 1000 thân cây, trong khi dân chúng và các nhà hoạt động vì môi trường vui mừng cổ vũ.

Sri Lanka: Hoi sinh niem tin co xua de bao ve cay coi
Trung tâm Tư pháp Môi trường (CEJ) phối hợp với Những người bạn của trái đất Sri Lanka khởi xướng nghi lễ tôn phong cây để nâng cao nhận thức về tình hình phá rừng khổng lồ trong khu rừng Nilgala. 

Lịch sử của lễ tôn phong cây

Lễ tôn phong cây là sáng kiến của các Nhà sư Sinh thái (Phra Nak Anuraksa), một nhóm tăng ni Phật tử tại Thái Lan.

Trong gần ba thập kỷ qua, buổi lễ như vậy được tổ chức ở Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar. Rõ ràng, việc tôn phong cây cối để bảo vệ môi trường là một ý tưởng mới mẻ và thông minh, dùng hình ảnh áo cà sa đã được kính trọng từ lâu để ngăn chặn nạn phá rừng.

Lễ tôn phong cây là sự kết hợp của các giá trị thờ cúng thần linh và tôn trọng tự nhiên của Phật giáo, cùng thông điệp chính trị về việc bảo vệ rừng và cây cối khỏi nạn chặt phá ngày càng lan rộng.

Lễ tôn phong cây đầu tiên được nhà sư Phrakhru Manas Natheepitak tổ chức ở miền Bắc Thái Lan vào năm 1988. Ông nảy ra ý tưởng này sau khi nghe câu chuyện về hai công nhân đường cao tốc bị ép phải chặt cây bồ đề, và sau đó gặp phải nhiều vận rủi.

Mỗi loài cây đều là một loại bồ đề - đều đáng được tôn trọng và bảo vệ

Sri Lanka: Hoi sinh niem tin co xua de bao ve cay coi
 

Nguồn gốc của ý tưởng này xuất phát từ câu nói của Đức Phật: "Cây là một sinh vật tuyệt vời, cung cấp nơi trú ngụ, thực phẩm, sự ấm áp và bảo vệ cho tất cả sinh vật, thậm chí cả những người cầm rìu chặt chúng."

Đức Phật quan tâm sâu sắc đến cây cối, bởi theo Ngài, cây cũng là một sinh vật sống, có linh hồn, biết chảy máu, biết tổn thương và đau đớn. Phật giáo và Hindu giáo tin rằng, không ít trong số 330 triệu vị thần trên thế giới ngụ trong các cây cổ thụ.

Đó là lý do tại sao con người xây dựng đền thờ, miếu dưới tán cây cổ thụ để thờ cúng thần linh. Nhiều người cũng cho rằng linh hồn của tổ tiên chúng ta sống trong các cây cổ thụ như cây đa hay cây đại.

Theo quan niệm của Phật giáo, Đức Phật Guathama đạt tới Niết bàn dưới gốc cây bồ đề, nên những cây này không bao giờ bị xâm hại hay đốn hạ.

Cây bồ đề từ lâu đã được coi trọng trong Phật giáo, với cá thể lâu năm nhất là cây Sri Maha nằm ở Anuradhapura, Sri Lanka.

Sri Lanka: Hoi sinh niem tin co xua de bao ve cay coi
Nhà sư bị cấm chặt cây bởi cây không chỉ có linh hồn mà còn là nơi trú ngụ của thần linh.

Hơn nữa, có niềm tin cho rằng khoảng 28 vị Đức Phật tu thành chính quả dưới tán của nhiều loại cây khác nhau, nên loài cây nào cũng đáng được tôn trọng và bảo vệ.

Các Phật tử thời xưa tránh chặt cây nhiều nhất có thể; nếu chặt hay phá rừng làm nương rẫy, họ phải làm những nghi lễ khắt khe để các vị thần và muông thú trên cây rời đi.

Tương tự như vậy, ở Thái Lan trước đây, khi muốn hạ cây cổ thụ vì lý do nào đó, người ta phải đề nghị và nghe tuyên bố của hoàng gia trước khi chặt cây.

Đây là một thực tế khôn ngoan để bảo vệ cây lâu năm khỏi sự phá hủy ngày càng lan rộng. 

Lễ tôn phong cây

Sri Lanka: Hoi sinh niem tin co xua de bao ve cay coi
 

Trong xã hội hiện đại, nơi tiền đã trở thành thước đo của giá trị, người ta coi rừng là "đất đai" và cây cối là "bột gỗ".

Tất cả niềm tin của Phật giáo về thiên nhiên, rừng và cây cối đang mất đi. Sự thiếu trân trọng thiên nhiên là lý do chính cho mọi thảm họa môi trường mà con người gây ra ngày nay.

Cây là một biểu tượng của lòng vị tha, không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng lại không ngừng cho đi, phục vụ con người cùng các loài sinh vật khác.

Trong nền văn hoá hiện đại, con người có rất ít hoặc không có sự tôn trọng đối với cây. Vì vậy, nhiều quốc gia cho rằng, điều quan trọng là phải hồi sinh niềm tin cổ xưa về rừng và cây cối.

Lễ tôn phong cây như tại Sri Lanka là một nghi thức kịp thời để đem lại sự tôn trọng với tự nhiên. 

Ở phía đông nam của bang Amazon, Brazil, độ che phủ rừng vẫn được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, khi hệ thống đường cao tốc mới xuyên qua những cánh rừng, nạn khai thác gỗ bất hợp pháp là không thể tránh khỏi.

Với tốc độ phá rừng hiện tại, khoảng một phần ba rừng ở Amazon sẽ biến mất vào năm 2050, giải phóng 3.5 tỷ tấn CO2 vào khí quyển.

Novo Aripuanã là khu vực đầu tiên phải đối mặt với hiểm họa này, do Khu bảo tồn Phát triển Bền vững Juma, diện tích 600 nghìn héc-ta, nằm giữa hai đường cao tốc.

Trước nguy cơ đó, chính quyền từng đưa ra một giải pháp bất ngờ: trả tiền cho người dân địa phương để ngăn chặn nạn chặt cây.

Mỗi gia đình trong khu vực được cấp thẻ ghi nợ. Một khi cây còn đứng vững, họ sẽ nhận được $28 mỗi tháng. Các quỹ này đến từ thế giới giàu có, nơi mà các chính phủ và công ty không thể giảm lượng khí thải của chính họ trả tiền cho những người khác để thay họ "bù đắp carbon".

Việc bảo vệ rừng ở những khu vực có nguy cơ đất trống đồi trọc cao sẽ ngăn khí thải, duy trì giá trị tài chính khổng lồ của cây và bây giờ, giúp dân bản địa sống trong rừng kiếm sống.

Ngọc Anh (theo foei.org/Economist)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI