Sau Việt Nam, Trung Quốc đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2026

08/05/2025 - 15:11

PNO - Sau 3 ngày làm việc, ngày 8/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (LHQ) 2025 đã bế mạc. Trung Quốc sẽ là chủ nhà của Đại lễ Vesak LHQ 2026.

Phó Thủ tướng thường trực chính phủ
Đại lễ Vesak LHQ 2025 đón 2.700 đại biểu trong và ngoài nước - Ảnh: Trung tâm báo chí (TTBC)

Phát biểu bế mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết, đại lễ năm nay đã đón nhận hơn 1.000 tham luận tập trung vào chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”. Một lần nữa khẳng định, trong giáo lý Phật giáo, triết lý đoàn kết và bao dung là hai yếu tố cốt lõi hướng đến của mỗi quốc gia, dân tộc.

Tham dự bế mạc, có:  lãnh đạo các Giáo hội, các tổ chức Phật giáo thế giới, các hệ phái, truyền thống Phật giáoTrưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, Hòa thượng GS.TS Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV); cùng lãnh đạo các giáo phái, tổ chu chư vị Tăng thống, Tăng vương, Chủ tịch, lãnh đạo các Giáo hội Tăng già, tổ chức Phật giáo; các tổ chức Phật giáo thế giới; các hệ phái, truyền thống Phật giáo đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ; chư vị giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Lãnh đạo các giáo hội, các tổ chức Phật giáo thế giới, các hệ phái, truyền thống Phật giáo, các nhà nghiên cứu Phật giáo từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự lễ bế mạc - Ảnh: TTBC

Trong đó, Phật giáo Việt Nam đã luôn hòa mình với dòng chảy văn hóa dân tộc, luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. “Triết lý đoàn kết và bao dung của Phật giáo đã góp phần làm nên bản sắc và sức mạnh tinh thần đại đoàn kết dân tộc; góp phần làm sâu sắc hơn tinh thần yêu nước, thương nòi, lòng khoan dung, trọng nhân, trọng nghĩa, nét văn hóa yêu thương đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách… vốn đã thấm sâu trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam” – Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định.

Đại diện lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Nguyễn Hòa Bình chúc mừng thành công của Đại lễ Vesak LHQ 2025 – kỳ đại lễ diễn ra trong thời điểm vô cùng đặc biệt khi cả nước vừa long trọng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự có ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng quý vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành.
Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự, có: ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo... - Ảnh: TTBC

Nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc ta đã cùng chia ngọt sẻ bùi trong suốt mấy nghìn năm lịch sử”, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định, truyền thống tốt đẹp ấy không chỉ được bảo vệ mà còn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ. Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ 2025 tại TPHCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững. Đây cũng là minh chứng sinh động cho cam kết của Việt Nam trong việc phổ biến giáo pháp của Đức Phật.

Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Nguyễn Hòa Bình Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.phát biểu tại lễ bế mạc - Ảnh: TTBC
Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo - Ảnh: TTBC

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, thành công của Đại lễ Vesak LHQ 2025 tại Việt Nam đã khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu lớn lao của đất nước, con người Việt Nam. Đó là truyền thống văn hóa hòa hiếu, từ bi, hướng thiện, yêu hòa bình; chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và sự thực thi hiệu quả trên thực tế; kết quả rõ rệt trong chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; khẳng định vị thế, uy tín quốc tế và trách nhiệm chủ động của Việt Nam trong tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Tại lễ bế mạc, các đại biểu, chư tăng ni, Phật tử đã được nghe phát biểu chúc mừng thành công Đại lễ từ: Hòa thượng - GS.TS Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ (ICDV); bà Inlavanh Keobounphanh, Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước; ông Chhat Sochhet, Quốc vụ khanh Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia…

Đại diện Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025 và Hòa thượng - tiến sĩ Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV đã công bố toàn văn Tuyên bố TPHCM Đại lễ Vesak LHQ 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Thượng tọa - tiến sĩ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025 công bố Tuyên bố TPHCM Đại lễ Vesak LHQ 2025 - Ảnh TTBC

Tại lễ bế mạc, cũng đã công bố toàn văn Tuyên bố TPHCM Đại lễ Vesak LHQ 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó, phê chuẩn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2026 (lần thứ 21) tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tuyên bố TPHCM Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025

Tuyên bố gồm 7 điều, đưa ra hồi đáp của Phật giáo đối với các thách thức cấp bách của thế giới, dựa trên các nguyên tắc bất bạo động, bao dung vì nhân phẩm con người. Bao gồm:

Điều 1 - Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm: trọng tâm là lấy con người làm trung tâm, tăng cường hồi đáp của Phật giáo trước những thách thức toàn cầu; kêu gọi tăng cường đối thoại văn hóa và tôn giáo như phương tiện để thu hẹp khoảng cách, xây dựng lòng tin và củng cố sự tham gia của Phật giáo vào các nỗ lực ngoại giao quốc tế và giải quyết xung đột nhằm thúc đẩy hòa hợp bền vững toàn cầu; kêu gọi các tổ chức Phật giáo đóng vai trò chủ động hơn trong các sáng kiến công bằng xã hội…

Điều 2: Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới: ủng hộ thành lập các Trung tâm Phật giáo vì Hòa bình, chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo cộng đồng về quản trị theo tinh thần Phật giáo, đạo đức và các phương pháp giải quyết xung đột theo triết lý Phật giáo…

Điều 3: Tha thứ, chữa lành bằng chánh niệm và hòa giải: kêu gọi khuyến khích áp dụng các nguyên lý Phật giáo về từ bi (mettā), hành xả (upekkhā) và chánh ngữ (sammā vācā) lồng ghép vào việc giải quyết xung đột, nhằm thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và ngoại giao đạo đức…

Điều 4: Từ bi Phật giáo trong hành động - Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người: kêu gọi các chính phủ thực hiện các mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững dựa trên đạo đức sinh thái Phật giáo, đảm bảo các chính sách kinh tế tái tạo luôn phù hợp với sự cân bằng sinh thái, công bằng giữa các thế hệ và ổn định xã hội lâu dài; kêu gọi gia tăng đầu tư vào các sáng kiến nhân đạo Phật giáo, nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng cấp bách như nghèo khó, nạn đói, cưỡng bức di cư và bất bình đẳng kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện…

Điều 5: Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững: kêu gọi tích hợp chương trình đào tạo đạo đức Phật giáo và giáo dục chánh niệm vào chương trình giảng dạy toàn cầu, các chương trình đào tạo giáo viên và mô hình học tập suốt đời nhằm nuôi dưỡng trí tuệ, đạo đức lãnh đạo và trách nhiệm xã hội…

Điều 6: Thúc đẩy đoàn kết, nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu: kêu gọi các nhà lãnh đạo Phật giáo đóng vai trò tích cực trong các sứ mệnh hòa bình của Liên Hợp Quốc và diễn đàn liên tôn giáo, đóng góp các giải pháp dựa trên trí tuệ để ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình và hòa giải.
Điều 7: Nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2026: phê chuẩn và ủng hộ Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 21 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2026.

Tam Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI