Sài Gòn còn lâu mới hết úng ngập

19/09/2015 - 10:58

PNO - Một thực tế là quá trình đô thị hóa tại TP.HCM phát triển nhanh nhưng hệ thống cống thoát nước lại không phát triển, nên mưa là ngập đó chuyện đương nhiên.

Theo thông tin từ Trung tâm điều hành chưng trình chống ngập nước TP.HCM cơn mưa ngày 15/9 là lớn nhất vào năm nay, làm ngập 66 điểm, nơi sâu nhất là 0,5m, cơn mưa trên đã khiến cho hàng ngàn xe ô tô và xe máy bị chết máy, nhiều tuyến đường giao thông bị tê liệt như đường Kinh Dương Vương (Q. Tân Bình), QL 1A đoạn qua quận Bình Tân, Hồng Bàng (Q.5). Ngập trên diện rộng đã khiến cho hàng ngàn hộ dân cuộc sống bị đảo lộn.

Nguyên nhân ngập trên diện rộng

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập "cả thành phố", ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM - cho biết, do hệ thống cống ở TP.HCM được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Tuy nhiên, cơn mưa chiều tối qua có vũ lượng lên đến 142 mm, lại kéo dài nhiều giờ liền nên cống không thể thoát kịp.

"Bên cạnh đó, triều cường ở các sông vào thời điểm đó cũng ở mức cao, như trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,4 m, dẫn đến việc thoát nước càng chậm hơn", ông Long nói.

Sai Gon con lau moi het ung ngap
Nước ngập lên đến nữa mét khiến nhiều con đường bị cô lập

Hậu quả một phần cũng từ ý thức người dân, khi hiện tượng vứt rác bừa bãi làn ngẹt các cống rãnh khiến nước không thể lưu thông, trong khi đó cống rãnh lại nhỏ, đô thị hóa lại nhanh, điển hình như vụ ngập tầng hầm để xe ở chung cư Green Hill (Q. Bình Tân) do chưa chú tâm đầu tư vào hệ thống thoát nước đã khiến cho hàng chục xe máy và ô tô ngập trong nước gây hư hổng nặng.

Một nguyên nhân nữa làm cho công tác chống ngập thêm bất cập là lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều ngày càng cao. Trong 5 năm trở lại đây, số trận mưa lớn trên 100 mm ngày càng nhiều và dồn dập, từ đầu năm 2015 đến nay xuất hiện 4 – 5 trận mưa lớn. Cho nên theo ông Phi, chuyện ngập là tất nhiên.

Người dân phải học cách tập sống với ngập lụt

Trước tình trạng mưa lớn thường xuyên gây ra ngập, mà TP thì không thể giải quyết ngày một ngày hai là xong, thay vì chờ đợi thì người dân nên tập sống chung với ngập lụt, để hạn chế những xáo trộng khi ngập lụt lại xãy ra.

Theo PGS – TS Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC), ĐHQG TPHCM – cho rằng:

Sai Gon con lau moi het ung ngap
PGS - TS Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC), ĐHQG TPHCM

“Quá trình xây dựng đô thị, phát triển hạ tầng của TPHCM đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Trong khi đó, công tác chống ngập của thành phố chỉ mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây. Khi chi 10 đồng cho phát triển đô thị như xây khu chung cư, khu công nghiệp, khu dân cơ mới… thì phải có 2 đồng dành cho hạ tầng chống ngập. Nhưng thực tế con số này ở TPHCM chưa tới 10% của yêu cầu đó nữa”.

Nên để giải quyết trước mắt vấn đề này xã hội phải thích nghi cho cuộc sống đỡ bị xáo trộn nhất mỗi khi ngập lụt. Hiện nay, nhiều nơi bị ngập là do không phòng bị và cứ nghĩ là không bao giờ ngập. Mà chuyện đó chỉ là giấc mơ thôi. Không ngập do mưa thì cũng ngập do bão. Cho nên, việc xây dựng công trình ngầm thì phải có giải pháp chống ngập đi kèm. Chứ đừng trông chờ vào hệ thống thoát nước, công trình chống ngập của thành phố sẽ bảo vệ mình. Người dân cũng phải chủ động ứng phó để hạn chế thiệt hại trong gia đình khi ngập”, ông Phi nói.

Sai Gon con lau moi het ung ngap
Vừa qua mưa lớn tại TP.HCM đã khiến nhiều ô tô chết máy hư hổng nặng

Để giải quyết hết tất cả những điểm ngập của thành phố thì mất khoảng 150.000 tỷ đồng. Trong 5 năm tới cần ít nhất là 50.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn ngân sách cam kết chỉ là 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Con số này quá chênh lệch. Điều này chứng tỏ tính cam kết về mặt chống ngập chưa cao. Cho nên chắc chắn TP.HCM còn lâu mới hết ngập.

  • Đức Thủy
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI