Rau củ Đà Lạt, Hà Nội... giá rẻ như cho, chất đống vỉa hè chờ "giải cứu"

21/02/2021 - 05:57

PNO - Rau củ Đà Lạt chất đống trên vỉa hè Sài Gòn kêu gọi "giải cứu",nhiều vùng trồng tại Hà Nội, Tây Nam bộ cũng đến kỳ thu hoạch mà chẳng có người mua.

Cùng thời điểm Hải Dương công bố còn hàng ngàn tấn nông sản, chủ yếu là rau củ vụ Đông tiêu thụ khó khăn vì dịch bệnh, nhiều vùng trồng khác trong nước cũng lâm vào cảnh tương tự. Rau, củ Đà Lạt bắt đầu đổ về vỉa hè một số tuyến đường tại TPHCM bán với giá rẻ như cho. Tại Hà Nội, nhiều khu vực trồng nông dân chẳng buồn thu hoạch...

Tại gốc đường Nguyễn Thị Minh Khai giao Cao Thắng (Q.3, TPHCM)
Tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai giao với đường Cao Thắng (quận 1, TPHCM), rau củ Đà Lạt đổ đống tràn lề đường đồng giá chỉ 10.000 đồng/kg.
Tại điểm bán nông sản đồng giá có các loại như cải thảo, cà rốt, cà chua, cà tím, xu hào,...
Thời điểm phóng viên có mặt, điểm bán nông sản đồng giá có các loại như cải thảo, cà rốt, cà chua, cà tím, su su... 
Chị Đỗ Thị Ngọc Phượng - chủ nhà hàng Mãn Tự (quận 1, TPHCM) - cho biết đợt hàng này chị vận chuyển 12 tấn rau, củ, quả từ Đà Lạt về TPHCM bán với mục đích hỗ trợ nông dân Đà Lạt. Do đầu ra của nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số không đi được các tỉnh miền Bắc; sức tiêu thụ các sản phẩm trong dịp tết này cũng rất chậm... nên thông qua các mối hàng, bạn bè trên Đà Lạt, chị quyết định giải cứu nông sản cho nông dân.
Chị Đỗ Thị Ngọc Phượng - chủ nhà hàng Mãn Tự (quận 1, TPHCM) - cho biết đợt hàng này chị vận chuyển 12 tấn rau, củ, quả từ Đà Lạt về TPHCM bán với mục đích hỗ trợ nông dân Đà Lạt. Do đầu ra của nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số không đi được các tỉnh miền Bắc; sức tiêu thụ các sản phẩm trong dịp tết này cũng rất chậm... nên thông qua các mối hàng, bạn bè trên Đà Lạt, chị quyết định "giải cứu" nông sản cho nông dân.
 Cũng theo người bán, do nguồn hàng dư nhiều thương lái thu mua nhưng ép giá, một số loại rau thương lái mua nhưng không đủ công cắt rau, hay tiền túi nilong,... nên nông dân không bán.
Theo người bán, do nguồn hàng dư nhiều nên thương lái thu mua ép giá, một số loại rau thương lái mua nhưng không đủ công cắt rau, hay tiền túi ni-lông... nên nông dân không bán.
Theo đó, nếu bán lẻ lề đường chị bán đồng giá 10.000 đồng/kg, một số loại rau như cải thảo khá rẻ, nhưng cà rốt, bông cải xanh,... sẽ cao giá hơn, nên để bù qua, bù lại chị bán đồng giá 10.000 đồng/kg,... Nhưng nếu khách mua đầu tấn, chị vẫn bán với mức giá tại góc như 2.000 đồng/kg cả thảo.
Một số loại rau như cải thảo khá rẻ, nhưng cà rốt, bông cải xanh... sẽ cao giá hơn, nên để bù qua, sớt lại chị bán đồng giá 10.000 đồng/kg... Nếu khách mua với số lượng lớn, nhiều loại như cải thảo giá chỉ 2.000 đồng/kg.
Bắt đầu bán từ sáng 20/2, điểm bán rau củ giải cứu của chị Phượng đã bán được hơn 9 tấn rau, chủ
Bắt đầu bán từ sáng 20/2, điểm bán rau củ "giải cứu" của chị Phượng đã bán được hơn 9 tấn rau. 
Theo chị Phượng, sau khi trừ lại các khoảng tiền vận chuyển, nếu bán hết toàn bộ số rau củ quả trên sẽ dư ra đường vài triệu đồng, chị sẽ chuyển toàn bộ về lại cho các hộ dân để mua hạt giống cho vụ mới.
Chị Phượng cho hay, nếu bán hết toàn bộ số rau củ, sau khi trừ lại các khoản tiền vận chuyển, sẽ dư ra được vài triệu đồng, chị sẽ chuyển lại cho các nông hộ để họ mua hạt giống cho vụ mới.
Một người dân đang ủng hộ rau, củ trên lề đường Sài Gòn.
Một người dân ở TPHCM đang mua ủng hộ rau, củ.
Cũng theo người bán, ngoài các loại rau đồng giá 10.000 đồng/kg, một số loại rau củ rau, củ Đà Lạt có giá cao  cũng đang được bán trợ giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg một số loại như củ cải đường, bông cải xanh,...
Cũng theo người bán, ngoài các loại rau đồng giá 10.000 đồng/kg, một số loại rau củ Đà Lạt có giá cao cũng đang được bán trợ giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg như cà rốt, bông cải xanh...
Theo người bán, do nguồn hàng dư nhiều thương lái thu mua nhưng ép giá, một số loại rau thương lái mua nhưng không đủ công cắt rau, hay tiền túi nilong,... nên nông dân không bán.
Chị Phượng cho biết thêm, sau khi hết 12 tấn rau Đà Lạt chị sẽ tiếp tục lấy thêm để bán hỗ trợ nông dân. Trước mắt, có một số nguồn rau từ các tỉnh thành miền Tây cũng bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 đang xếp hàng... chờ "giải cứu".

Còn tại Hà Nội, khu vực các xã Tiền Yên, Song Phương (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) được ví như vựa rau của thủ đô, nhiều ruộng rau xanh như bắp cải, su hào, súp lơ... bị người dân bỏ lăn lóc ngoài đồng chẳng buồn thu hoạch. Nguyên nhân là do đến thời điểm thu hoạch mà vẫn vắng bóng thương lái, giá rau lại quá rẻ nên nhiều ruộng rau bị bỏ mặc đến lúc hư hỏng.

Ông Nguyễn Văn Hảo, một nông dân tại xã Tiền Yên chia sẻ: "Mấy hôm nay gia đình phải đi tìm đầu ra cho rau, may mắn lắm mới có nhà bếp họ mua vào hơn 3 tạ rau cải. Do dịch bệnh nên hàng cơm bụi, nhà trường đều đóng cửa nên hầu như không có mấy ai mua".

Tại hai xã Tiền Yên, Song Phương có khoảng 230ha trồng rau.
Tại hai xã Tiền Yên, Song Phương có khoảng 230ha trồng rau.

Cũng theo ông Hảo, thời điểm trước tết giá rau cải là 5.000 đồng/kg, cải cúc cũng được 5.000 đồng/mớ. Nhưng hiện tại giá giảm mạnh chỉ còn 2.000 đồng/kg rau cải và 1.000 đồng/mớ cải cúc. Với giá rẻ như vậy, 1 sào của nhà ông Hảo trồng rau chỉ thu về được 2 triệu đồng, không bù nổi chi phí bỏ ra. Đó là chưa tính đến việc không có thương lái thu mua, nhiều loại rau vứt chỏng chơ đến khi hỏng, thiệt hại lên tới hàng chục triệu đồng.

Qua tìm hiểu, giá của các loại rau khác cũng đều giảm mạnh như bắp cải từ 10.000 đồng/kg xuống còn 5.000 đồng/kg; su hào từ 15.000 đồng/kg giảm xuống còn 7.000-8.000 đồng/kg (chỉ 2.000-3.000 đồng/củ). Người dân nơi đây cho biết, đây là mức giá rẻ chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

Cùng cảnh ngộ với nhà ông Hảo, anh Nguyễn Văn Thiết ở xã Song Phương cho biết, do thời tiết thuận lợi nên rau phát triển nhanh, tươi tốt cho sản lượng cao. Nhưng do dịch bệnh nên tới nay, nhà anh vẫn còn hơn 1 sào bắp cải đến lứa mà chưa có người mua.

Người nông dân buồn bã vì rau mất giá thê thảm.
Người nông dân buồn bã vì rau mất giá thê thảm.

"Khác với năm ngoái, dù rau xấu mã nhưng còn không có đủ mà bán, thương lái họ thu gom hết. Nhưng năm nay nhà tôi phải chia nhau đem ra chợ bán lẻ để nhặt lại chi phí bỏ ra. Nếu dịch bệnh không hết sớm để hàng quán, trường học mở cửa lại thì người nông dân lỗ nặng, không biết sống sao", anh Thiết buồn bã nói.

Qua tìm hiểu tại một số chợ rau, các tiểu thương cho biết, tình trạng giá rau giảm thê thảm như hiện tại là do cung vượt quá cầu. Nguồn tiêu thụ rau xanh lớn tại các nhà hàng, quán ăn, chợ dân sinh... đều dừng nên tiểu thương rất khó tiêu thụ, dẫn đến việc phải dừng thu mua.

Một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận tại vựa rau lớn nhất Thủ đô

Rau cải quá lứa bị vứt đầy ngoài ruộng do đến thời điểm thu hoạch nhưng không ai mua.
Rau cải quá lứa bị vứt đầy ngoài ruộng do đến thời điểm thu hoạch nhưng không ai mua.
Nhiều gia đình phải đem một số loại rau đi bán lẻ để vớt vát chi phí.
Nhiều gia đình phải đem một số loại rau đi bán lẻ để vớt vát chi phí.
Người nào may mắn lắm mới tìm được đầu ra cho rau để bớt được phần nào khó khăn.
Người nào may mắn lắm mới tìm được đầu ra cho rau để bớt được phần nào khó khăn.

 Quốc Thái - An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI