Núi đồi loang lổ, chờ chực đổ sập xuống đường huyết mạch sang Lào

07/08/2023 - 15:49

PNO - Mới đầu mùa mưa, tuyến đường huyết mạch từ Nghệ An sang Lào đã xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở. Nhiều ngọn đồi dựng đứng bên quốc lộ, loang lổ bùn đất, có nguy cơ đổ ập xuống bất cứ lúc nào.

 

Quốc lộ 7 dài 220km, xuất phát từ điểm giao với quốc lộ 1A tại huyện Diễn Châu, Nghệ An và kết thúc tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Đây là tuyến đường huyết mạch từ Nghệ An đi sang Lào, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe qua Lào và ngược lại thông qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Lòng đường quốc lộ 7 khá hẹp, một bên là sông, bên còn lại là đồi núi.
Quốc lộ 7 dài 220km, xuất phát từ điểm giao với quốc lộ 1A tại huyện Diễn Châu, Nghệ An và kết thúc tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Đây là tuyến đường huyết mạch từ Nghệ An đi sang Lào, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe qua Lào và ngược lại thông qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Lòng đường quốc lộ 7 khá hẹp, một bên là sông, bên còn lại là đồi núi.
Sau những trận mưa lớn đầu tháng 8, quốc lộ 7 xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở ở khu vực xã Tà Cạ và Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Đoạn đường này dài khoảng 22km bắt đầu từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn đến xã Nậm Cắn. Tháng 10/2022, đoạn đường này bị sạt lở hàng chục điểm, trong đó có hơn 10 điểm bị sạt lở nghiêm trọng khiến tuyến giao thông huyết mạch này “đứt đoạn” suốt gần nửa tháng.
Sau những trận mưa lớn đầu tháng 8, quốc lộ 7 xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở ở khu vực xã Tà Cạ và Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Đoạn đường này dài khoảng 22km bắt đầu từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn đến xã Nậm Cắn. Tháng 10/2022, đoạn đường này bị sạt lở hàng chục điểm, trong đó có hơn 10 điểm bị sạt lở nghiêm trọng khiến tuyến giao thông huyết mạch này “đứt đoạn” suốt gần nửa tháng.
Ông Lang Thanh Lương - Bí thư xã Nậm Cắn - nói rằng, hễ mưa lớn, quốc lộ 7 đoạn qua địa phận xã Nậm Cắn lại bị sạt lở. “Mới mưa nhưng đã có 2 điểm sạt lở, đất đá tràn xuống mặt đường quốc lộ 7 rồi. Khu vực này là vỉa than, mỏ than lộ thiên lớn nhất việt nam chưa đủ tuổi khai thác nên rất dễ sạt lở. Đặc biệt là điểm sạt lở tại bản Trường Sơn, ở trên đồi có 8 hộ dân và 2 điểm trường nên rất nguy hiểm. Xã và người dân cũng đã nhiều lần đề xuất làm kè để đảm bảo an toàn” - ông Lương nói.
Ông Lang Thanh Lương - Bí thư xã Nậm Cắn - nói rằng, hễ mưa lớn, quốc lộ 7 đoạn qua địa phận xã Nậm Cắn lại bị sạt lở. “Mới mưa nhưng đã có 2 điểm sạt lở, đất đá tràn xuống mặt đường quốc lộ 7 rồi. Khu vực này là vỉa than, mỏ than lộ thiên lớn nhất Việt Nam chưa đủ tuổi khai thác nên rất dễ sạt lở. Đặc biệt là điểm sạt lở tại bản Trường Sơn, ở trên đồi có 8 hộ dân và 2 điểm trường nên rất nguy hiểm. Xã và người dân cũng đã nhiều lần đề xuất làm kè để đảm bảo an toàn” - ông Lương nói.
Một số đoạn kè bằng rọ đá dưới chân núi cũng bị đất đá “ùn” ra làm vỡ, xiêu vẹo.
Một số đoạn kè bằng rọ đá dưới chân núi cũng bị đất đá “ùn” ra làm vỡ, xiêu vẹo.
Nguy hiểm nhất là đoạn chạy qua địa phận xã Tà Cạ. Nhiều vách núi dựng thẳng đứng ngay bên quốc lộ 7 loang lở sau những cơn mưa lớn.
Nguy hiểm nhất là đoạn chạy qua địa phận xã Tà Cạ. Nhiều vách núi dựng thẳng đứng ngay bên quốc lộ 7 loang lổ sau những cơn mưa lớn.
Phần lớn những ngọn núi này đều chưa được bạt mái, bùn đất nhão nhoẹt, bị nước mưa đẩy trôi thẳng xuống mặt đường.
Phần lớn những ngọn núi này đều chưa được bạt mái, bùn đất nhão nhoẹt, bị nước mưa đẩy trôi thẳng xuống mặt đường.
Không chỉ sạt lở taluy dương, một số điểm sạt lở taluy âm thậm chí đã “nuốt” mất gần nửa lòng đường.
Không chỉ sạt lở taluy dương, một số điểm sạt lở taluy âm thậm chí đã “nuốt” mất gần nửa lòng đường.
Anh Nguyễn Văn Kiều - một tài xế thường chạy tuyến thị trấn Mường Xén - cửa khẩu Nậm Cắn - cho biết, đất đồi ở huyện Kỳ Sơn có độ kết dính rất thấp. Khi mưa lớn kéo dài, đất bị ngấm no nước rất dễ bị sạt lở. “Đợt mưa năm ngoái nó đổ sập cả quả đồi kéo dài hơn 70m. Khi mưa lớn, đất ở các ngọn đồi ở đây rất dễ sạt lở, bởi thế mỗi lúc chạy qua đoạn đường này chúng tôi cũng rất lo” - anh Kiều nói.
Anh Nguyễn Văn Kiều - 1 tài xế thường chạy tuyến thị trấn Mường Xén - cửa khẩu Nậm Cắn - cho biết, đất đồi ở huyện Kỳ Sơn có độ kết dính rất thấp. Khi mưa lớn kéo dài, đất bị ngấm no nước rất dễ bị sạt lở. “Đợt mưa năm ngoái nó đổ sập cả quả đồi kéo dài hơn 70m. Khi mưa lớn, đất ở các ngọn đồi ở đây rất dễ sạt lở, bởi thế mỗi lúc chạy qua đoạn đường này chúng tôi cũng rất lo” - anh Kiều nói.
Ông Thò Bá Rê - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, đường quốc lộ 7 đoạn chạy qua địa phận huyện Kỳ Sơn có nguy cơ sạt lở rất cao. Qua khảo sát, hiện có ít nhất 4 vị trí rất dễ xảy ra sạt lở nếu mưa lớn kéo dài nhiều ngày. “Đất đá ở những điểm này đã có dấu hiệu bị sạt trượt, nếu mưa lớn thì rất dễ đổ xuống đường” - ông Rê nói.
Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, đường quốc lộ 7 đoạn chạy qua địa phận huyện Kỳ Sơn có nguy cơ sạt lở rất cao. Qua khảo sát, hiện có ít nhất 4 vị trí rất dễ xảy ra sạt lở nếu mưa lớn kéo dài nhiều ngày. “Đất đá ở những điểm này đã có dấu hiệu bị sạt trượt, nếu mưa lớn thì rất dễ đổ xuống đường” - ông Rê nói.
Ông Nguyễn Việt Phương - Trưởng văn phòng quản lý đường bộ, Khu QLĐB II - cho biết, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, đơn vị này đã khảo sát và dự kiến sẽ làm kè 18 điểm taluy âm trên tuyến quốc lộ 7; đào đất, hạ tải đất đá trên các ngọn đồi có nguy cơ đổ sập xuống đường trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Việt Phương - Trưởng văn phòng quản lý đường bộ, Khu QLĐB II - cho biết, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, đơn vị này đã khảo sát và dự kiến sẽ làm kè 18 điểm taluy âm trên tuyến quốc lộ 7; đào đất, hạ tải đất đá trên các ngọn đồi có nguy cơ đổ sập xuống đường trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An - cho biết, trước tình hình mưa lũ ngày càng phức tạp, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động trong công tác phòng chống mưa bão, sạt lở đất. Qua khảo sát, hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 177 điểm có nguy cơ sạt lở đất, trong đó có 11 điểm có nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao. 

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI