Những cái cấm vô lý...

22/05/2015 - 08:59

PNO - PN - 1. Ngày tôi còn nhỏ, ba mẹ thường rót vào tai tôi những lời răn dạy đại loại như "Cá không ăn muối cá ươn/ con cãi cha mẹ trăm đường con hư"...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhung cai cam vo ly...

Nguồn ảnh minh họa: internet.

Là con của ba mẹ, mỗi lời ba mẹ nói, với tôi thực sự là một mệnh lệnh, tôi không có quyền "cãi lại" mà phải tuyệt đối nghe lời.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ cho đến khi sắp bước vào kỳ thi đại học. Đầu tiên, tôi chống đối lại việc áp đặt chọn khối thi, trường thi của ba mẹ. Tôi dùng lý lẽ thuyết phục ba mẹ nên cho con ra ngoài thuê phòng trọ ở riêng thay vì ở nhà người quen trên thành phố... Khỏi phải nói, ba mẹ đã thất vọng về tôi đến nhường nào.

Tôi nhận ra, bấy lâu nay mình mới chỉ là đứa con ngoan của ba mẹ một cách bất đắc dĩ. Bởi khi là "con ngoan của ba mẹ", chưa một lần tôi dám thẳng thắn đứng lên giãi bày mọi suy nghĩ, tâm tư, tình cảm... Làm một đứa trẻ ngoan ngoãn khiến tôi thụ động trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, ít nói và rất ít cá tính.

Con cãi lời ba mẹ, thầy cô, người lớn ... Đó, đôi khi không phải là "chống đối" mà đó là cách những đứa trẻ biểu đạt ý kiến riêng, quan điểm riêng của mình trong một vấn đề, một câu chuyện. Nhìn rộng hơn, đó là tư duy phản biện. Sao lại cấm trẻ phản biện?

Những vị phụ huynh có con trai trong độ tuổi từ 13 đến ngoài hai mươi tuổi một chút thường có nỗi lo không hề nhỏ về nạn "nghiện game" của con trai họ. Những nhà nào có con trai không nghiện game được coi là may mắn vì không phải quản lý máy tính, quản lý giờ giấc học tập của con, không lo con trốn học, lấy trộm tiền đi chơi game...

Nghiện game khiến phụ huynh đau đầu, khổ sở tìm cách "cách ly" con trai khỏi thứ trò chơi quyền lực. Nói là quyền lực bởi nhiều đứa trẻ tôi biết sẵn sàng bỏ học, bỏ thi tốt nghiệp, bỏ nhà ra đi... nếu không đươc chơi thỏa thích.

Nhưng cấm tiệt, cách ly con khỏi game là một sai lầm. Hãy thử vào mạng, tra google "ích lợi của chơi game" sẽ thấy ra hàng loạt kết quả, đó là những công trình nghiên cứu cho thấy mặt tích cực của chơi game không hề nhỏ về tư duy, phán đoán, quan sát... Tất nhiên, với điều kiện người chơi không lạm dụng.

Hãy cứ cho con chơi game, hãy để chúng nuôi dưỡng ước mơ nào đó... giống Nguyễn Hà Đông chẳng hạn?!

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Một cái cấm nữa rất phổ biến của các vị phụ huynh, đó là cấm con có những rung động với các bạn khác giới. Vì là cha mẹ nên phụ huynh tự cho mình có quyền quản lý facebook, nhật ký, lưu bút của con em mình.

Phát hiện chúng "yêu sớm" thì lo sợ, hoảng hốt và chẳng có cách nào hay hơn là cấm bọn trẻ tiếp xúc với nhau. Nhiều ông bố bà mẹ tìm đến bạn trai/bạn gái của con đề nghị "để cho con bác còn học, nó còn có tương lai".

Nhiều nữ sinh mới bước vào độ tuổi đẹp nhất cuộc đời đã chán ngán, thất vọng biết chừng nào khi nghe bố mẹ cảnh tỉnh về bọn "Sở Khanh"...

Viết những dòng này, tôi nhớ ngay đến những bài thơ tình Xuân Diệu đã được học trong sách giáo khoa. Ở độ tuổi của mình, không có gì đáng lo ngại, đáng lên án nếu như các em học sinh có những rung động đầu đời. Thay vì cấm đoán, phê phán, hãy dạy cho con em mình cách tự bảo vệ, giữ gìn một tình yêu trong sáng.

BÙI LINH (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI