Người mẹ Tà Ôi vượt 100km đến trường thi tiếp sức cùng con

28/06/2023 - 15:03

PNO - Bằng tình yêu thương đặc biệt dành cho con, một phụ nữ Tà Ôi đã vượt hơn 100km từ biên giới Việt – Lào về Huế để động viên con thi tốt.

Trong ngày 28/6, khi thực tế tại điểm thi tại trường THHP chuyên Quốc học Huế, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhanh với chị Hồ Thị Nhàn (41 tuổi), người dân tộc Tà Ôi, trú ở thôn La Tưng, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới (cách trung tâm TP Huế gần 100km). Chị là một trong nhiều phụ huynh có hoàn cảnh rất đặc biệt, khi đưa con gái là em Trương Thị Thành Thủy (SN 2005) về Huế cách đây 2 ngày để dự thi.

Chị Nhàn cho biết, bản thân chị muốn đồng hành, động viên cho con gái vì đây là một trong những ngày quan trọng nhất của con. Chị Nhàn tâm sự, từ vùng núi A Lưới về TP Huế đối với chị là một khó khăn lớn. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị vẫn cố gắng vay mượn thêm để đưa con về Huế tham dự kỳ thi này.

Vừa đến trường thi đợi con chị Hồ Thị Nhàn tranh thủ dệt Zèng
Vừa đến trường thi đợi con chị Hồ Thị Nhàn tranh thủ dệt Zèng - Ảnh: Phúc Đạt

"Thương con lắm nên bố cháu đã đi vay mượn được 4 triệu đồng để cho 2 mẹ con mang theo. Nào là tiền xe đi lại, nhà trọ, ăn uống 5 ngày liền, vất vả nhưng vẫn cố gắng vì con", chị Nhàn kể.

Đang ngồi ở ghế đá chờ đợi con gái làm bài thi, chị Hồ Thị Nhàn vẫn tranh thủ dệt Zèng, một sản phẩm thủ công của người đồng bào ở huyện A Lưới để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.

Chị Hồ Thị Nhàn vay 4 triệu đồng để về Huế đưa đón, chăm sóc con đi thi
Chị Hồ Thị Nhàn vay 4 triệu đồng để về Huế đưa đón, chăm sóc con đi thi

Để tiếp sức cho các bạn thí sinh người đồng bào vùng cao tỉnh Quảng Trị, tại điểm Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (nơi có 271 thí sinh đăng ký dự thi) Ban chấp hành đoàn trường đã có nhiều hoạt động hết sức ý nghĩa.

Thầy Nguyễn Phương Nam - Bí thư Đoàn Trường THPT Đakrông - cho biết, trước khi kỳ thi diễn ra, Ban giám hiệu và Đoàn thanh niên đã triển khai nhiều kế hoạch giúp đỡ học sinh, nhất là việc nắm bắt nhu cầu cần được hỗ trợ của các học sinh, từ đó lên phương án cụ thể cho các em.

các bạn thí sinh người đồng bào vùng cao tỉnh Quảng Trị, tại điểm Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông được phát cơm miễn phí sau buổi thi môn văn. Ảnh- M.Đ
Các bạn thí sinh người đồng bào vùng cao tỉnh Quảng Trị, tại điểm Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông được phát cơm miễn phí sau buổi thi môn văn - Ảnh: M.Đ

“Trong sáng nay 28/6, chúng tôi đã hỗ trợ miễn phí 100 suất xôi, bánh mì; trưa nay tiếp tục hỗ trợ 100 suất cơm trưa. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ 10 thùng nước lọc; 20 thùng sữa các loại; bố trí 2 xe ô tô tình nguyện đưa đón thí sinh ở xa, gặp khó khăn về đi lại; bố trí chỗ ăn ở, nghỉ trưa ngay tại trường cho thí sinh”, thầy Nam thông tin.

Các thi sinh vùng cao ăn được cơm miễn phí tại điểm điểm thi trường THPT huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị
Các thi sinh vùng cao ăn được cơm miễn phí tại điểm thi trường THPT huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

Nhận phần cơm nóng hổi kèm nước uống và sữa sau khi thi môn Ngữ Văn, em Hồ Văn Vườn, ở xã Mò Ó, huyện Đakrông xúc động nói: “Em cảm ơn các thầy cô và anh chị đội tình nguyện đã giúp đỡ em bữa ăn trong những ngày thi. Nhà em ở xa nên việc lo ăn nghỉ rất khó khăn. Nhờ hỗ trợ của các anh chị, chắc chắn em sẽ có đủ sức khỏe để chiều nay tiếp tục vào thi môn Toán và làm bài tốt hơn”.

Trước và sau buổi thi, lực lượng đoàn viên, thanh niên và các đội nhóm thiện nguyện tại các điểm thi trong toàn tỉnh đã tích cực hỗ trợ thí sinh và người nhà sữa hộp, nước uống, khăn lạnh để đảm bảo sức khỏe trong thời tiết nắng nóng.

Cha mẹ vượt hàng trăm cây số “xuống phố” đồng hành cùng con thi tốt nghiệp

Dù bận rộn với công việc mùa vụ, song nhiều phụ huynh vẫn tạm gác hết công việc, đón xe vượt gần 300km từ các bản làng xa xôi xuống TP. Vinh để hỗ trợ và khích lệ tinh thần cho con em của mình trong kỳ thi quan trọng này.
Dù bận rộn với mùa vụ, song nhiều phụ huynh vẫn tạm gác hết công việc, đón xe vượt gần 300km từ các bản làng xa xôi xuống TP Vinh để hỗ trợ và khích lệ tinh thần con em mình.
Chị Lương Thị Lan (trú xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, sáng 27/6, chị cùng hơn chục phụ huynh khác có con em đang học tại Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Nghệ An đón xe khách xuống TP. Vinh để kịp động viên tinh thần cho con trai. Trong những ngày thi, nhóm của chị góp tiền thuê một phòng nghỉ cạnh trường để ngủ lại.
Chị Lương Thị Lan (trú xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, sáng 27/6, chị cùng hơn chục phụ huynh khác có con em đang học tại trường đón xe khách xuống TP Vinh để động viên tinh thần cho con. Nhóm của chị góp tiền thuê 1 phòng nghỉ cạnh trường để ngủ lại.
“Say xe, con nhỏ mới hơn 1 tuổi cũng đòi đi theo nữa nên cũng mệt lắm. Nhưng gặp được con, thấy con vui hơn trước khi vào thi thì mình cũng hết mệt”, chị Lan nói.
“Say xe, con nhỏ mới hơn 1 tuổi cũng đòi đi theo nữa nên mệt lắm. Nhưng gặp được con, thấy con vui hơn trước khi vào thi thì mình cũng hết mệt” - chị Lan nói.
Anh Cụt Văn Khải (trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, gần 1g sáng nay (28/6), anh đón xe từ quê xuống TP. Vinh nhưng vẫn không kịp gặp con trai trước khi vào thi môn đầu tiên. “Hôm qua bận việc không đi được, chậm không kịp gặp con cũng tiếc lắm. Nhưng không sao, vẫn còn các môn khác mà”, anh Khải nói.
Anh Cụt Văn Khải (trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, gần 1g sáng nay (28/6), anh đón xe từ quê xuống TP Vinh nhưng vẫn không kịp gặp con trai trước khi con vào thi môn đầu tiên. “Hôm qua bận việc không đi được, chậm không kịp gặp con cũng tiếc lắm. Nhưng không sao, vẫn còn các môn khác mà” - anh Khải nói.
Nhiều phụ huynh còn đưa theo cả con nhỏ vượt núi rừng xuống TP. Vinh để đồng hành cùng con trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều phụ huynh đưa theo con nhỏ, vượt núi rừng xuống TP Vinh để đồng hành cùng con trong kỳ thi.
Trong lúc chờ đợi, nhiều phụ nữ tranh thủ gọi điện thoại về nhà thông báo tình hình với chồng, con.
Trong lúc chờ đợi, nhiều phụ nữ tranh thủ gọi điện thoại về nhà thông báo tình hình với gia đình.
Lực lượng công an tranh thủ hỗ trợ chị em vùng cao đăng ký tài khoản định danh điện tử trong thời gian chờ đợi.
Lực lượng công an tranh thủ hỗ trợ chị em vùng cao đăng ký tài khoản định danh điện tử trong thời gian chờ đợi.
Kết thúc bài thi, nhiều nữ sinh chạy vội ra cổng trường gặp bố mẹ, tươi cười khoe bài làm của mình.
Thi xong, nhiều nữ sinh chạy vội ra cổng trường gặp bố mẹ, tươi cười khoe bài làm của mình.
Ở trước cổng trường, nhiều bà mẹ đã chuẩn bị sẵn nước mía, nước dừa chờ con ra để “tiếp nước”.
Trước cổng trường, nhiều bà mẹ đã chuẩn bị sẵn nước mía, nước dừa và chờ con ra để “tiếp tế”.
Ngân Thị Phước Dịu (quê huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, cha mẹ của Dịu vì bận công việc xa nhà không thể xuống TP. Vinh gặp con, song bà ngoại thay thế. Thấy bà ngoại tuổi cao vẫn ân cần dặn dò, động viên, Dịu có thêm tự tin bước vào kỳ thi.
Ngân Thị Phước Dịu (quê huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, cha mẹ em bận công việc xa nhà không thể xuống TP Vinh nên bà ngoại xuống để động viên em. Với sự ân cần của bà ngoại, em thêm tự tin bước vào kỳ thi.
Vượt núi “xuống phố” đồng hành cùng con, nhiều phụ huynh cẩn thận mang theo trứng luộc, xôi, bánh mỳ để ăn trưa, giảm bớt chi phí.
Vượt núi “xuống phố” đồng hành cùng con, nhiều phụ huynh mang theo trứng luộc, xôi, bánh mì để ăn trưa, giảm bớt chi phí.
Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Nghệ An cho biết, đặc thù học sinh trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nên ở lại nội trú trong những ngày thi. Do nhà nội trú, nhà ăn tập thể nằm trong khuôn viên trường, nên để đảm bảo an toàn, khu vực thi đã được chăng dây, ngăn cách kèm biển báo không phận sự miễn vào.
Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Nghệ An - cho biết, học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nên ở lại nội trú trong những ngày thi. Do nhà nội trú, nhà ăn tập thể nằm trong khuôn viên trường, nên để đảm bảo an toàn, khu vực thi đã được chăng dây, ngăn cách kèm biển báo không phận sự miễn vào.

Các tình nguyện viên vào bếp tiếp sức sĩ tử

Để tiếp sức cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các tình nguyện viên thuộc Đoàn phường Thống Nhất (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã cùng nhau ra chợ mua thịt, chọn rau, chuẩn bị những nguyên liệu tươi ngon để về nấu cơm, tiếp sức cho các thí sinh. Địa điểm nấu cơm được diễn ra ngay tại trụ sở liên cơ quan của phường Thống Nhất (số 300, đường Phan Bội Châu).

Anh Trần Đại Vũ - Bí thư Đoàn phường Thống Nhất - cho biết, mỗi ngày Đoàn phường có khoảng 50 tình nguyện viên tham gia tiếp sức, hỗ trợ cho các thí sinh. Riêng việc nấu cơm, có khoảng 12 thành viên của Đoàn phường phối hợp với Hội phụ nữ phường tham gia.

Theo anh Vũ, trong 3 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, mỗi ngày các tình nguyện viên của Đoàn phường sẽ nấu khoảng 100 suất cơm để phát vào 2 buổi cho các sĩ tử có nhu cầu và có thể sẽ phát cho các tình nguyện viên khác.

Thuận Hóa - Phan Ngọc - Văn Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI