Lũ các sông miền Trung lên nhanh, nhiều người mất tích

17/10/2021 - 15:38

PNO - Mưa lớn trên diện rộng gây ngập lụt nhiều tuyến đường ở Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) bị ngập, chia cắt nhiều nơi ở vùng ven sông Bồ. Trong khi đó tại Hà Tĩnh cũng ngập nặng do mưa lớn kết hợp hồ Kẻ Gỗ xả lũ.

 

Đến chiều 17/10 tại thôn Tân Bình xã Phong Bình (huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) mưa lớn gây ngập lụt chia cắt toàn bộ tuyến đường vào thôn này
Đến chiều 17/10 tại thôn Tân Bình (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) mưa lớn gây ngập lụt chia cắt toàn bộ tuyến đường vào thôn này.
 Người dân thôn Tân Bình đi lại bằng ghe, ngay trong sáng 17/10 hơn 30 hộ dân sinh sống tại đây đã được di dời đến nơi ở an toàn
Người dân thôn Tân Bình đi lại bằng ghe, ngay trong sáng 17/10 hơn 30 hộ dân sinh sống tại đây đã được di dời đến nơi ở an toàn.
Do mưa lớn kéo dài  trên đoạn đường ven sông Bồ  đoạn qua xã Quảng Phú hiện đã có nhiều điểm sạt lở đất
Do mưa lớn kéo dài trên đoạn đường ven sông Bồ đoạn qua xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã có nhiều điểm sạt lở đất ven sông.
Nhiều nơi Ban chỉ huy TKCN- PCLB xã Phong Mỹ phải lập biển cảnh báo người dân cấm qua lại
Nhiều tuyến đường liên thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) phải đặt biển cảnh báo người dân, cấm qua lại.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các địa phương tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua các khu vực ngầm tràn, ngập úng. Nghiêm cấm người dân đánh bắt cá, vớt củi trên sông. Chủ động rà soát, sơ tán dân cư vùng nguy hiểm, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, để di dời đến nơi an toàn.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua các khu vực ngầm tràn, ngập úng. Nghiêm cấm người dân đánh bắt cá, vớt củi trên sông. Chủ động rà soát, sơ tán dân cư vùng nguy hiểm, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, để di dời đến nơi an toàn.
Được biết, đến nay Sở Công thương đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo.
Được biết, đến nay Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo.
Mưa lớn liên tiếp tứ sáng 17/10 đến nay lms đường Quốc Lộ 1 A đoạn đi qua xã Lộc Trì huyện Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế) ngập cục bộ từ 0,5 đến 0,7m
Mưa lớn liên tiếp từ sáng 17/10 đến nay làm đường Quốc Lộ 1 A đoạn đi qua xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc,Thừa Thiên- Huế) ngập cục bộ từ 0,5 đến 0,7m.
Việc ngập lũ trên Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa bàn xã Lộc Trì huyện Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế) khiến giao thông qua lại trên tuyến đường này hết sức khó khăn
Việc ngập lũ trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì khiến giao thông qua lại trên tuyến đường này hết sức khó khăn.
Lực lượng CSGT phải chia nhiều tổ để giúp đỡ người đi đường qua khu vực nguy hiểm này
Lực lượng CSGT công an Thừa Thiên - Huế phải chia nhiều tổ để giúp đỡ người đi đường qua khu vực nguy hiểm này.
Hiện nay, Cụ thể, mực nước sông Đakrông, sông Ba Lòng lên nhanh làm ngập lụt các cầu tràn, ngầm tràn Tà Rụt - A Vao, đường vào trung tâm xã A Vao; tràn Ba Lòng xã Ba Lòng, tràn thôn A Rồng Trên, xã A Ngo (quốc lộ 15D) mực nước ngập sâu từ 0,5 đến 2m gây chia cắt đường vào trung tâm xã Ba Nang, A Vao, Ba Lòng và các thôn Ly Tôn, xã Tà Long; thôn Gia Giã, xã Hường Hiệp; khu tái định cư Húc Nghì, xã Húc Nghì...
Tại Quảng Trị, hiện nay mực nước sông Đakrông, sông Ba Lòng lên nhanh làm ngập lụt các cầu tràn, ngầm tràn Tà Rụt - A Vao, đường vào trung tâm xã A Vao; tràn Ba Lòng (xã Ba Lòng), tràn thôn A Rồng Trên (xã A Ngo-quốc lộ 15D) mực nước ngập sâu từ 0,5 đến 2m gây chia cắt đường vào trung tâm xã Ba Nang, A Vao, Ba Lòng và các thôn Ly Tôn (xã Tà Long); thôn Gia Giã (xã Hường Hiệp); khu tái định cư Húc Nghì, xã Húc Nghì...
Thượng tá Bùi Văn Hưng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ba Nang, Bộ đội biên phòng Quảng Trị cho biết, đơn vị đã triển khai 6 tổ với 25 cán bộ chiến sĩ bám địa bàn, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức chốt chặn; đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác với thiên tai, không đi lại những khu vực đập tràn khi nước nước lũ dâng cao, không đánh bắt cá trên các sông, suối để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đơn vị cũng đã vận động và giúp các hộ dân sinh sống ven sông, suối, vùng thấp trũng có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống đến vị trí an toàn.
Thượng tá Bùi Văn Hưng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ba Nang, Bộ đội biên phòng Quảng Trị cho biết, đơn vị đã triển khai 6 tổ với 25 cán bộ chiến sĩ bám địa bàn, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức chốt chặn; đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác với thiên tai, không đi lại những khu vực đập tràn khi nước nước lũ dâng cao, không đánh bắt cá trên các sông, suối để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đơn vị cũng đã vận động và giúp các hộ dân sinh sống ven sông, suối, vùng thấp trũng có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống đến vị trí an toàn.

 

Hiện tại, thôn Trại Cá (xã Tà Long) có 46 hộ với 192 nhân khẩu ở khu vực trũng thấp có nguy cơ bị lũ quét đã được đơn vị và các lực lượng phối hợp di dời đến khu vực an toàn. Theo thông kê ban đầu, trên địa bàn huyện Đakrông có 1 người mất tích do lũ. Cụ thể, lúc 18 giờ 30 phút ngày 16-10, anh Hồ Văn Diên (sinh năm 2001) ở huyện Hướng Hóa đi bộ qua đập tràn thôn Ly Tôn, xã Tà Long, không may bị trượt chân đã bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Ngoài ra thôn Trại Cá (xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) có 46 hộ với 192 nhân khẩu ở khu vực trũng thấp có nguy cơ bị lũ quét đã được đơn vị và các lực lượng phối hợp di dời đến khu vực an toàn. Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Đakrông có 1 người mất tích do lũ. Cụ thể, lúc 18g30 ngày 16/10, anh Hồ Văn Diên (sinh năm 2001) ở huyện Hướng Hóa đi bộ qua đập tràn thôn Ly Tôn, xã Tà Long, không may bị trượt chân đã bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Đến thời điểm này tại Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị đã ghi nhận 3 người mất tích do lũ cuốn trôi và lật thuyền. Một người mất tích ở tỉnh Quảng Trị là Hồ Văn Diên (21 tuổi), trú tại thị trấn Khe San, huyện Hướng Hóa. Trên đường đi qua ngầm tràn tại thôn Ly Tôn, xã Tà Long, huyện miền núi Đakrông Quảng Trị,  anh Điền bị lũ cuốn trôi, mất tích. Hiện tại lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa tìm thấy hai vợ chồng bị mất tích do lật ghe trong lúc bủa lưới trên sông Bồ. Nạn nhân là ông Trần Minh Đi (65 tuổi) và vợ là Võ Thị Thảo trú tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà.
Đến 14 giờ chiều 17/10, tại  tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị đã ghi nhận 3 người mất tích do lũ cuốn trôi và lật thuyền. Một người mất tích ở tỉnh Quảng Trị là Hồ Văn Diên (21 tuổi), trú tại thị trấn Khe San, huyện Hướng Hóa. Trong khi đó các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chưa tìm thấy hai vợ chồng bị mất tích do lật ghe trong lúc bủa lưới trên sông Bồ. Nạn nhân là ông Trần Minh Điện (65 tuổi) và vợ là Võ Thị Thảo trú tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà.
Clip: Lực lượng CSGT công an Thừa Thiên- Huế tham gia điều tiết giao thông, giúp đỡ người dân qua đoạn đường ngập lụt trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc,Thừa Thiên- Huế)

 Thuận Hóa

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI