Mất tất cả bởi đạo văn

21/10/2015 - 16:06

PNO - Cứ vài tháng lại xuất hiện một tên tuổi có địa vị, cấp bậc ở Đức dính “nghi án” đạo văn.

Mat tat ca boi dao van
So sánh một đoạn trong luận văn của ông Guttenberg viết năm 2006 và một đoạn trong bài nghiên cứu của tác giả khác công bố năm 1997 - Ảnh: Vroniplag  

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen là trường hợp bị tố đạo văn mới nhất khi luận án tiến sĩ bà viết cách đây 25 năm được phân tích là có nhiều đoạn sao chép của người khác.

Không ngại đụng chạm bất kỳ ai, đó là cách mà những nhà sáng lập và tình nguyện viên làm việc cho trang web VroniPlag kiên trì theo đuổi chỉ vì một mục tiêu: nói không với sự lười biếng tư duy, trộm cắp sức lao động trí óc của người khác.

VroniPlag do Martin Heidingsfelder cầm trịch, hoạt động thành công nhờ mạng lưới “tai mắt” tình nguyện viên bố trí khắp nơi, bao gồm cả giới trẻ lẫn người cao tuổi, nam giới và nữ giới, người có chuyên môn sâu đến người có trình độ phổ thông.

Chính sự bao quát và công khai này nên khó ai có thể lọt lưới. Không chỉ VroniPlag mà còn PolitPlag Wiki, SchavanPlag Wiki… là những trang web cùng chung tay vạch trần gian dối phía sau những luận văn tiến sĩ danh giá.

Mat tat ca boi dao van
Bà Annette Schavan mất chức vì gian dối trong quá trình làm luận văn - Ảnh: WWW.BADISCHE-ZEITUNG.DE

Một trong những vụ chấn động nhất là đích danh cựu Bộ trưởng Khoa học và Giáo dục Đức Annette Schavan bị tố đạo văn. Đầu năm 2012, một thành viên của VroniPlag Wiki có biệt danh Robert Schmidt đã vạch trần bà Annette “cầm nhầm” các luận văn cao học và tiến sĩ ở Đức mà không hề ghi nguồn gốc trích dẫn.

Trang SchavanPlag Wiki “bồi” thêm bằng cách dẫn chứng cụ thể 56 đoạn chép nguyên văn từ tài liệu gốc. Luận văn mà bà Annette thực hiện có đề tài về lương tri xét ở góc độ thần học, triết học và sư phạm.

Đại học Heinrich Heine đã công nhận giá trị luận văn vào năm 1980 và các bạn học cùng thời cũng khẳng định bà Annette học tập rất nghiêm túc. Thế nhưng, những chứng cứ đưa ra hoàn toàn chống lại cựu bộ trưởng.

Suốt hơn 30 năm, chẳng ai mảy may để ý đến luận văn của bà Annette Schavan, một phần vì điều kiện công nghệ thông tin ngày trước không cho phép mọi người có thể tiếp cận tư liệu dễ dàng.

Ngay đúng thời điểm bà đương chức Bộ trưởng Khoa học và Giáo dục, sự thật phơi bày là một đòn giáng mạnh vào hệ thống giáo dục cũng như tư duy của bất cứ ai có thói quen vay mượn kiến thức và nhận đó là của mình.

Ban đầu, bà Annette không thừa nhận cáo buộc. Nhưng sau đó không lâu, bà buộ c phả i xác nhận rằng, mình có sao chép một số nội dung từ công trình nghiên cứu của nhiều người khác nhưng… quên dẫn nguồn. Tháng 2/2013, ban lãnh đạo Đại học Heinrich Heine quyết định rút bằng tiến sĩ của bà. Trước sức ép của dư luận và của đảng đối lập, bà Annette buộc phải từ chức.

Trước đó, năm 2011, Bộ trưởng Quốc phò ng Đức lúc bấy giờ, ông KarlTheodor zu Guttenberg đã từ chức, bị tước học vị tiến sĩ sau khi những tình nguyện viên cho các trang web chuyên rà soát độ trung thực của các luận văn tiến sĩ “sờ gáy”.

Mat tat ca boi dao van
Ông Karl-Theodor zu Guttenberg, chính trị gia đầu tiên của Đức gặp rắc rối vì đạo văn - Ảnh: Wikipedia  

Người ta phát hiện, ông Guttenberg “ẵm” trọn những đoạn nghiên cứu của người khác và cho là thành quả lao động trí óc của mình. Chính Giáo sư Peter Häberle, người hướng dẫn ông Guttenberg làm luận văn cũng bất ngờ khi biết thông tin tố giác và phủ nhận việc học trò mình sai phạm.

Thế nhưng, sau khi đối chiếu với những bản tư liệu gốc, vị giáo sư này mới vỡ lẽ vì trình độ sao chép quá tinh vi. Mặc cho Thủ tướng Angela Merkel chiếu cố, ông Guttenberg vẫn không thể thoát khỏi áp lực và bản án dư luận dành cho mình.

Martin Heidingsfelder, người sáng lập trang VroniPlag Wiki là một chuyên gia nghiên cứu trên mạng. Ông không ngại “tuyên chiến” với nạn sao chép kiến thức. Những gì cộng đồng mạng trí thức ở Đức làm được là “hạ bệ” tiến sĩ rởm và đòi công bằng cho các nhà khoa học chân chính.

Anh Thông (DW, wikipedia, VroniPlag)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI