Liên minh để làm nên sức mạnh nữ quyền

25/10/2020 - 19:08

PNO - Ngày 24 và 25/10, Hội nghị mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2020 (APNN) đã diễn ra với sự tham gia của 25 quốc gia.

Hội nghị chính thức diễn ra tại Đài Loan và kết nối trực tuyến với 380 điểm khắp thế giới. Tại Việt Nam có 3 điểm cầu: TPHCM, Hà Nội và Đồng Nai với sự tham gia của hàng trăm nữ trí thức. Điểm cầu TPHCM đặt tại Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn. Ngoài các nữ trí thức còn có rất nhiều sinh viên tham dự.

 

Với chủ đề Liên minh phụ nữ khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - Thay đổi vì xã hội hòa nhập, hội nghị đã ghi nhận ý kiến của hơn 20 chuyên gia từ khắp nơi về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cơ hội phát triển, thăng tiến của các nhà khoa học nữ; về sự cân bằng công việc gia đình, cùng sự phát triển của bản thân.

Hội nghị được tổ chức hình thức trực tuyến, các nhà khoa học nữ từ khắp nơi trên thế giới đã được chia sẻ, thấu hiểu về hoạt động của nhau.
Hội nghị được tổ chức hình thức trực tuyến, các nhà khoa học nữ từ khắp nơi trên thế giới đã được chia sẻ, thấu hiểu về hoạt động của nhau

 

Tại ngày đầu tiên, hội nghị đã nghe15 báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học của 15 quốc gia
Trong ngày đầu tiên, hội nghị đã nghe 15 báo cáo về thực trạng phát triển của các nhà khoa học nữ tại 15 quốc gia

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra có sự chênh lệch rất lớn giữa nam và nữ trong nghiên cứu khoa học, ví dụ, các nhà khoa học nữ ít khi đứng vai trò chủ trì mà chỉ là đồng tác giả trong các công trình lớn; nhà khoa học nữ cống hiến không ít hơn nam giới nhưng lại không nhận được mức lương, thu nhập ngang bằng nam giới. Sự tụt lại sau nam giới khi các nhà khoa học nữ lập gia đình, sinh con... Giáo sư Fan Su - Ling, Khoa xây dựng Trường ĐH Tam Cang - Đài Loan cho rằng: “Quan niệm truyền thống về hình ảnh người phụ nữ làm ngành xây dựng, sau này là nghiên cứu về xây dựng khá khắt khe. Gần như xã hội mặc định trong ngành này, nam giới mới chính là người được chọn lựa để làm và để thành công, còn phụ nữ thì không cần dấn thân vào nghề này”.

Một ví dụ minh họa về tỷ lệ nam / nữ sinh viên sau tốt nghiệp trở nên thành đạt
Một ví dụ minh họa về tỷ lệ rất chênh lệch giữ nam/nữ sinh viên sau tốt nghiệp trở nên thành đạt, nổi danh tại một số trường đại học ở Đài Loan 

 

Nhiều biểu đồ của các nghiên cứu cho thấy sự lệch nhau rất lớn giữa các nhà khoa học nam và nữ về cơ hội thăng tiến, thu nhập... cùng sự công nhận của xã hội
Nhiều biểu đồ của các nghiên cứu cho thấy sự lệch nhau rất lớn giữa các nhà khoa học nam và nữ về cơ hội thăng tiến, thu nhập, cùng sự công nhận của xã hội cho dù khi rời ghế nhà trường họ cùng một trình độ, xuất phát điểm như nhau

 

Niềm an ủi của năm 2020: Có đến 3/5 nhà khoa học được giải Nobel về Toán và Lý là phụ nữ.
Niềm "an ủi" của năm 2020 cho các nhà khoa học nữ khi có đến 3/5 nhà khoa học được giải Nobel về Vật lý và Hóa học là phụ nữ

Theo các nhà khoa học, để loại bỏ “rào cản” vô hình nhưng có lực cản quá lớn này không phải là chuyện sớm chiều mà cần các giải pháp đồng bộ, toàn diện. Nó đòi hỏi bản thân người phụ nữ phải tự khẳng định mình, vươn lên. Nó đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách tạo công bằng cho nữ trong nghiên cứu khoa học, trong thăng tiến, lãnh đạo. Đồng thời, đòi hỏi phải thay đổi nhận thức toàn xã hội, cần sự vào cuộc của truyền thông. Liên minh các nhà khoa học nữ, cùng thay đổi vì xã hội hòa nhập vì thế trở thành vấn đề thời sự, cấp bách và mang tính toàn cầu cho sự phát triển của các nhà khoa học nữ, để họ được cống hiến và nhìn nhận xứng đáng.

Nghi Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI