Làng bánh đa 300 tuổi đỏ lò suốt ngày đêm phục vụ thị trường Tết

02/01/2022 - 13:18

PNO - Cận Tết, làng nghề làm bánh đa có tuổi đời hàng trăm năm lại thêm hối hả, mỗi người được phân công một việc từ sáng đến tận đêm khuya để kịp cho xuất xưởng những mẻ bánh tết.

 

Người làm bánh đa lâu năm ở làng nghề Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) cũng không nhớ nghề có từ khi nào, họ bảo chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon gánh đến chợ bán. Vị thơm ngon của bánh đa Vĩnh Đức ngày càng được khẳng định khi những ngày lễ, tết, cưới hỏi… bánh đa không thể thiếu trên bàn ăn.
Người làm bánh đa lâu năm ở làng nghề Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) cũng không nhớ nghề có từ khi nào, họ bảo chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon gánh đến chợ bán. Vị thơm ngon của bánh đa Vĩnh Đức ngày càng được khẳng định khi những ngày lễ, tết, cưới hỏi… bánh đa không thể thiếu trên bàn ăn.
Anh Đinh Viết Hùng (48 tuổi) cho biết, Tết Nguyên đán là “cao điểm” của nghề làm bánh đa. Để cung ứng trên 10.000 bánh ra thị trường mỗi ngày trong tháng cuối năm, hiện 10 công nhân trong xưởng phải làm việc từ sáng đến tận đêm khuya.
Anh Đinh Viết Hùng (48 tuổi) cho biết, Tết Nguyên đán là “cao điểm” của nghề làm bánh đa. Để cung ứng trên 10.000 bánh ra thị trường mỗi ngày trong tháng cuối năm, hiện 10 công nhân trong xưởng phải làm việc từ sáng đến tận đêm khuya.
Từ sáng sớm, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng từ xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh… cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân ở làng Vĩnh Đức vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh.
Từ sáng sớm, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng từ xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh… cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân ở làng Vĩnh Đức vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh.
Chị Phạm Thị Hồng (46 tuổi) cho biết, để bánh đa có độ giòn và thơm ngon hơn, người dân ở làng luôn dùng quạt tay, nướng bánh dưới bếp than củi ở nhiệu độ vừa phải đảm bảo bánh chín vừa tới. “Việc nướng bánh bằng tay bánh sẽ thơm, giòn tan nên được khách hàng ưa chuộng hơn” - chị Hồng nói.
Chị Phạm Thị Hồng (46 tuổi) cho biết, để bánh đa có độ giòn và thơm ngon hơn, người dân ở làng luôn dùng quạt tay, nướng bánh dưới bếp than củi ở nhiệu độ vừa phải đảm bảo bánh chín vừa tới. “Việc nướng bánh bằng tay bánh sẽ thơm, giòn tan nên được khách hàng ưa chuộng hơn” - chị Hồng nói.
Theo chị Hồng, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác không chỉ bởi cách làm thủ công truyền thống mà nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.
Theo chị Hồng, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác không chỉ bởi cách làm thủ công truyền thống mà nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.
Hiện bánh đa Vĩnh Đức cũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo anh Hùng, so với thị trường trong nước, bánh đa xuất khẩu sang Nhật đòi hỏi khắt khe hơn nên mỗi chiếc bánh đa đều ngốn thêm thời gian hơn.
Hiện bánh đa Vĩnh Đức cũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo anh Hùng, so với thị trường trong nước, bánh đa xuất khẩu sang Nhật đòi hỏi khắt khe hơn nên mỗi chiếc bánh đa đều ngốn thêm thời gian hơn.
Bánh đa sau khi phơi khô sẽ được bỏ vào lò hấp để làm mềm.
Bánh đa sau khi phơi khô sẽ được bỏ vào lò hấp để làm mềm.
Sau đó sẽ là công đoạn ép thẳng. Mỗi chiếc bánh đa được xuất sang thị trường Nhật có giá 20.000 đồng, cao gấp đôi thị trường trong nước.
Sau đó sẽ là công đoạn ép thẳng. Mỗi chiếc bánh đa được xuất sang thị trường Nhật có giá 20.000 đồng, cao gấp đôi thị trường trong nước.
Do tráng bánh bằng tay nên các công đoạn để làm ra một chiếc bánh đa vừng thơm ngon đều đòi hỏi mọi người làm nghề phải khéo léo, tỉ mỉ và đặc biệt là tính nhẫn nại.
Do tráng bánh bằng tay nên các công đoạn để làm ra một chiếc bánh đa vừng thơm ngon đều đòi hỏi mọi người làm nghề phải khéo léo, tỉ mỉ và đặc biệt là tính nhẫn nại.
Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương cho biết, làng nghề bánh đa Vĩnh Đức đã có từ hơn 300 năm trước, song mới chỉ được công nhận làng nghề từ 10 năm trước. Hiện trên địa bàn có hơn 400 hộ làm nghề sản xuất bánh đa. Bánh đa Vĩnh Đức không chỉ được nhiều khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước rất ưa chuộng đặt mua nhiều mà hiện cũng đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng trên cả nước.
Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương cho biết, làng nghề bánh đa Vĩnh Đức đã có từ hơn 300 năm trước, song mới chỉ được công nhận làng nghề từ 10 năm trước. Hiện trên địa bàn có hơn 400 hộ làm nghề sản xuất bánh đa. Bánh đa Vĩnh Đức không chỉ được nhiều khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước rất ưa chuộng đặt mua nhiều mà hiện cũng đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng trên cả nước.
Trung bình mỗi tháng mỗi hộ làm nghề có thể thu nhập từ 30-40 triệu đồng. “Riêng dịp Tết sản lượng bánh thường tăng gấp đôi, gấp 3, một số hộ chỉ tính riêng vụ bánh Tết đã kiếm được cả trăm triệu đồng.” - ông Sơn nói.
Trung bình mỗi tháng mỗi hộ làm nghề có thể thu nhập từ 30-40 triệu đồng. “Riêng dịp Tết sản lượng bánh thường tăng gấp đôi, gấp 3, một số hộ chỉ tính riêng vụ bánh Tết đã kiếm được cả trăm triệu đồng” - ông Sơn nói.

Phan Ngọc

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI