Hôm nay, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt

10/06/2013 - 07:05

PNO - Hôm nay (ngày 10/6), mở đầu tuần làm việc thứ 4 kỳ họp thứ 5, lần đầu tiên Quốc hội nước ta thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt được Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Sự kiện quan trọng này đã nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, của các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng sự chia sẻ của nhiều đại biểu Quốc hội trước thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm.

Hom nay, Quoc hoi lay phieu tin nhiem cac chuc danh chu chot

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: "Sẽ công khai phiếu tín nhiệm của từng chức danh"
Ảnh:  Nguyễn Hưng

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội ngày 13/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là việc làm cần thiết, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh đến trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, HĐND, những người được cử tri và nhân dân gửi gắm niềm tin, phải trong sáng, công tâm, khách quan và có đủ thông tin... Mỗi đại biểu Quốc hội phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân, bỏ phiếu công tâm, khách quan. Để việc này được tổ chức tốt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng rất cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực; không để những thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động trên mạng bóp méo hình ảnh đội ngũ cán bộ của chúng ta.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là thước đo chính xác nhất trong đánh giá người lãnh đạo tín nhiệm cao hay thấp, hoàn thành tốt hay không hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình thực thi nhiệm vụ người lãnh đạo đã thể hiện rõ năng lực xứng đáng với cương vị được giao, đồng thời về đạo đức phẩm chất cách mạng có giữ được sự trong sạch không; tác phong, phương pháp công tác có sâu sát gần gũi nhân dân, chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tích cực, chủ động giải quyết những đề xuất kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực mình phụ trách hay chưa.

“Lần lấy phiếu này, mỗi đại biểu Quốc hội cần nhận thức rõ lá phiếu của mình là thể hiện ý chí, nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân

47 chức danh lấy phiếu tín nhiệm, gồm:

- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

- Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

-Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

- Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao;

Do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn là 2 chức danh vừa được bổ nhiệm, điều chuyển vào đầu kỳ họp, chưa đủ 1 năm công tác nên chưa lấy phiếu tín nhiệm kỳ này.

mong muốn một cuộc sát hạch kiểm nghiệm chất lượng nhân sự cấp cao các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tránh tình trạng bỏ phiếu theo cảm tính, không kiểm tra kiểm nghiệm kết quả cụ thể qua thực tế, bỏ phiếu kiểu "vo tròn" làm cho xong, đơn giản, sơ sài, hình thức”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh.

Trong khi đó, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ VN Phạm Thế Duyệt cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là việc làm thiết thực giúp cho đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua đó sẽ làm gương cho gia đình, vợ con, nhân dân.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, việc bỏ phiếu phải dân chủ, tín nhiệm về đức, về tài cũng như khả năng điều hành, và tín nhiệm với dân… Qua đó sẽ giúp đỡ, giáo dục, rèn luyện cán bộ, kể cả những người đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chia sẻ việc triển khai lấy phiếu tín nhiệm là hết sức cần thiết. Tuy vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, tôn trọng quyền con người. Bởi vì, đánh giá một con người là việc hết sức quan trọng nên cần có một quy trình đánh giá chặt chẽ, khoa học để nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác; nếu lấy tín nhiệm của một người mà không có thông tin đầy đủ, không cẩn thận thì việc làm này sẽ trở thành hình thức.

Với nhiều đại biểu Quốc hội, công tác lấy phiếu tín nhiệm là dịp để mỗi đại biểu thể hiện trách nhiệm cao của người đại biểu dân cử, thể hiện ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và cử tri.

Để chuẩn bị cho công việc hệ trọng này, 10 ngày trước khi kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII khai mạc, Quốc hội đã chuyển tài liệu về các vị trong diện lấy phiếu tín nhiệm đến các đại biểu. Các đại biểu Quốc hội đánh giá khâu chuẩn bị tài liệu cho công tác lấy phiếu tín nhiệm được làm sớm, đảm bảo thời gian cho đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng về các đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết: “Các chức danh lấy phiếu tín nhiệm như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng… đã có bản kiểm điểm rất nghiêm túc, thể hiện được những gì mình làm được, những gì mình chưa làm được. Điều đó đã cung cấp cho đại biểu Quốc hội thông tin quan trọng".

Còn đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng những ý kiến thảo luận tại Quốc hội cũng là một kênh để đại biểu thu nhận thông tin liên quan tới các chức danh lấy phiếu tín nhiệm. Bên cạnh đó, ý kiến đánh giá của cử tri cũng rất quan trọng.

“Tôi cho rằng phải kết hợp cả 4 yếu tố, thứ nhất là báo cáo tự đánh giá của người được lấy phiếu tín nhiệm, thứ hai là ý kiến đánh giá của các cơ quan có liên quan, thứ ba là ý kiến đánh giá của cử tri nhân dân, thứ tư là sự đầu tư nghiên cứu, rồi thái độ khách quan, công bằng, bản lĩnh của đại biểu Quốc hội. Nếu kết hợp cả 4 yếu tố này thì việc lấy phiếu tín nhiệm từng bước sẽ đạt kết quả như mong muốn”, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha (đại biểu Nam Định) cho biết ông tập trung nghiên cứu báo cáo về lối sống, đạo đức cách mạng và kết quả công tác năm 2012 của các chức danh bởi vì “báo cáo là nơi thể hiện rõ mức độ trung thực của người làm báo cáo. Nếu điểm nào chưa rõ sẽ đề nghị người đó giải đáp để có căn cứ so sánh, đánh giá”.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, lá phiếu lấy tín nhiệm gửi tới đại biểu Quốc hội sẽ phân nhóm các chức danh được lấy phiếu. Ví dụ, nhóm lãnh đạo cấp cao (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ), nhóm các Bộ trưởng, nhóm các Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội để tạo thuận lợi cho các đại biểu trong việc đánh giá. Công việc chuẩn bị cho lấy phiếu tín nhiệm đến nay đã hoàn tất, đảm bảo tính khách quan.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến các chức danh lấy phiếu tín nhiệm.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm:

Buổi sáng ngày 10/6:

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

- Quốc hội biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

- Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm.

Buổi chiều ngày 10/6:

- Từ 15 giờ: Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường:

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.

- Quốc hội bầu Ban Kiểm phiếu.

- Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

* Ban Kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu vào sáng ngày 11/6.

Theo Chinh phủ.vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI