Đề nghị giữ án tử hình với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc

23/04/2014 - 15:42

PNO - PNO - Chiều 23/4, đại diện VKSND tối cao nhận định: Không có căn cứ xem xét kháng cáo kêu oan của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Với đơn kháng cáo của các bị cáo còn lại, xin giảm nhẹ án đối với tội cố ý làm trái, VKS nhận định...

edf40wrjww2tblPage:Content

De nghi giu an tu hinh voi Duong Chi Dung va Mai Van Phuc
Bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa (ảnh: Vietnamnet)

Biết là sắt vụn vẫn chi triệu đô

Xem xét về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, VKS cho rằng có 4 nhóm hành vi. , Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và các cấp dưới đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, quyết định đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và mua ụ nổi 83M (tổng mức đầu tư hơn 6000 tỷ đồng) trước khi dự án được Bộ GTVT cập nhật vào quy hoạch phát triển ngành hàng hải. là việc cố ý làm trái trong việc tổ chức mua bán, đầu tư ụ nổi 83M của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương. Các bị cáo đã không tuân thủ quy định đầu tư theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Các bị cáo biết rõ hành vi của mình là sai phạm, nhưng vẫn quyết tâm mua ụ nổi 83M thông qua trung gian là công ty AP của Singapore, thay vì mua trực tiếp của chủ ụ. Việc này khiến giá mua ụ chênh lệch tới 6,7 triệu USD so với giá gốc 2,3 triệu USD công ty Nakhodka bán. là về việc thanh toán duyệt chi tiền mua ụ nổi. Trách nhiệm của kế toán trưởng Bùi Thị Bích Loan thể hiện trong nội dung này. Hành vi của các bị cáo bị cho là trái luật thương mại, luật đấu thầu, luật kế toán.  là nhóm cán bộ hải quan đã cho thông quan khối sắt phế liệu khổng lồ mang tên ụ nổi 83M. VKS cáo buộc dù biết ụ nổi quá tuổi quy định của tàu biển, đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo phòng ngừa ô nhiễm môi trường nhưng vẫn cho thông quan món hàng này.

 Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng, Mai văn Phúc

VKS cho rằng các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều tuy không bàn bạc với nhau nhưng cũng thỏa thuận, tiếp sức cho nhau để tổ chức việc đầu tư sai phạm. Sơn, Khang, Dương, Loan được cho là người tiếp nhận ý chí của các “sếp” lãnh đạo, góp phần làm cho hành vi sai trái xảy ra trót lọt, gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Theo nhận định của VKS, đã đủ yếu tố kết luận hành vi của các bị cáo, VKS cho rằng đơn kháng cáo kêu oan của Mai Văn Phúc là không có cơ sở xem xét. 

Đối với  hành vi tham ô tài sản, đại diện cơ quan công tố cho rằng, Dương Chí Dũng đã thừa nhận quen biết ông Goh trước đó. Dũng cùng Phúc đã chỉ đạo cấp dưới mua bằng được ụ nổi 83M qua công ty AP. Từ đó, AP chuyển "lại quả" cho các bị cáo 1,666 triệu USD. Lời khai của Trần Hải Sơn về việc nhận khoản tiền, chuyển cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều có nhiều cơ sở đối chứng chứng minh.

Theo đó, VKS kết luận số tiền hơn 28 tỷ đồng của Vinalines là tiền của nhà nước, Dũng, Phúc có trách nhiệm cao nhất để quản lý nhưng các bị cáo đã tư lợi chia chác. Việc cáo buộc các bị cáo phạm tội tham ô tài sản là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Cụ thể, Dương Chí Dũng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu vụ án và là người thực hiện hành vi phạm tội tích cực nhất trong số các bị cáo. Bản thân bị cáo Dũng từng nắm giữ vị trí quan trọng trong lãnh đạo cơ quan, đã chỉ đạo cấp dưới cố tình mua ụ nổi 83M. VKS đề nghị HĐXX giữ nguyên quan điểm, truy tố Dương Chí Dũng mức án tử hình như đã tuyên ở phiên sơ thẩm.

Tranh tụng nảy lửa

Về cơ bản, vị đại diện VKS đề nghị HĐXX giữ nguyên mức án đã tuyên đối với các bị cáo trong “đại án tham nhũng Vinnalines”. Riêng bị cáo Lê Văn Dương có vai trò đồng phạm giúp sức cho Dũng, Phúc và các cán bộ TCty Hàng hải, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, mức án 7 năm tù đã tuyên với bị cáo là có cơ sở, tuy nhiên cần xem xét giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại. Đối với nhóm bị cáo Hải quan (Lê Văn Lừng, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện) được đánh giá có vai trò thấp hơn các bị cáo Dương, Sơn, Khang, Chiều, VKS cũng đề nghị giảm một phần hình phạt, bồi thường cho các bị cáo.

Đánh giá kháng cáo về việc kê biên 3 căn nhà của Dương Chí Dũng (căn hộ SkyCity ở Pacific Place) và căn nhà ở đường Nguyên Hồng vợ chồng Dũng đang ở, tòa cho rằng cả 2 tội mà Dương Chí Dũng phạm phải đều có quy định kê biên tài sản đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, án sơ thẩm cũng chưa đề cập trách nhiệm, nghĩa vụ người liên quan, gây khó khăn cho thi hành án. VKS cho rằng, không có cơ sở để xem xét kháng cáo của vợ Dương Chí Dũng.

Luật sư Ngô Ngọc Thủy, người bào chữa cho Dương Chí Dũng cho rằng, không có cơ sở để buộc tội Dương Chí Dũng về tội “tham ô tài sản”. Nếu HĐXX chỉ vin vào những lời khai của các bị cáo để buộc tội Dương Chí Dũng là khiên cưỡng. Bởi ngay cả trong hồ sơ vụ án, cũng như tranh luận công khai tại tòa, đã phát hiện rất nhiều tình tiết mâu thuẫn nhau, không rõ ràng. Những bị cáo khác và nhân chứng đều có quan hệ họ hàng, ruột thịt với nhau, việc thông cung, khai có lợi cho nhau là điều dễ xảy ra. Cụ thể, bị cáo Trần Hải Sơn đổ tội cho Dương Chí Dũng nhằm giảm tội cho mình. Hơn nữa, không có tài liệu nào chứng minh sự liên hệ, bàn bạc, thỏa thuận ăn chia về việc mua ụ nổi 83M. Nếu tuyên phạt tử hình với Dương Chí Dũng là không thỏa đáng, không thấu tình, đạt lý.

Theo luật sư Trần Đại Thắng, quy định về phê duyệt quy hoạch ngành trong trường hợp quyết định đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển, mua ụ nổi tại TCTy Hàng hải năm 2007, Vinalines không sai khi đã trình Bộ GTVT. Dự án này có quy mô vốn không thuộc dự án nhóm A, không cần xin ý kiến Thủ tướng. Vì thế, sẽ khiên cưỡng nếu buộc Dương Chí Dũng phạm tội “cố ý làm trái”. Dũng không có quyết định cá nhân về việc đầu tư dự án nhà máy sửa chữa tàu biển cũng như việc mua ụ nổi vì chỉ là một thành viên của HĐQT. Nếu Dũng không đồng ý chủ trương mà HĐQT vẫn nhất trí làm việc này thì Dũng cũng phải chịu.

"Đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm"

Trong khi đó, luật sư Trần Đình Triển xoáy vào các thông tin đối chứng về việc Dương Chí Dũng tham ô từ phía Singapore, như ông đã cung cấp trước phiên tòa. Dương Chí Dũng không hề liên lạc hay bàn bạc gì với ông Goh mà hoàn toàn do Trần Hải Sơn đạo diễn. Những bản cung của Trần Hải Sơn tại cơ quan điều tra thể hiện việc này. Hơn nữa, Sơn cũng từng nói anh ta có quan hệ tốt, thân thiết với ông Goh, đã từng gặp chào hỏi… Và hiện chỉ có bị cáo Sơn thừa nhận các lần tiếp xúc với ông Goh để nhận thông tin tiền “lại quả”, làm thủ tục nhận khoản tiền 1,666 triệu USD. Về việc VKS đề nghị nâng mức bồi thường đối với Dương Chí Dũng, ông Triển nhắc lại nguyên tắc “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo, phiên tòa này cũng không có kháng cáo, kháng nghị về việc nâng hình phạt hay trách nhiệm bồi thường”.

Luật sư Trần Đình Triển cho rằng, có hàng loạt tình tiết mới không được VKS lưu tâm. Cụ thể, tài liệu ông Triển và đồng nghiệp cất công sang tận Singapore để thu thập, nhằm chứng minh lời khai gian dối, đổ vấy tội trạng của bị cáo Trần Hải Sơn được chứng minh qua lời khai của ông Goh Hoon Seow mà ông Triển thu thập được. Ông Goh đã có bản tuyên thệ với nội dung: “Tôi biết ông Dũng, nguyên chủ tịch Vinalines và các con của ông trong thời gian họ học tập tại Singapore. Tuy nhiên, tôi chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng về việc bán ụ nổi 83M. Tôi cũng chưa từng liên hệ hay trao đổi với ông Phúc, cựu tổng giám đốc Vinalines về việc mua bán ụ nổi 83M này. Chỉ duy nhất một lần tôi đến chào xã giao ông Phúc tại trụ sở Vinalines tại Hà Nội, cùng đi có các ông Chiều, Sơn và một phiên dịch”. Lời khai này, luật sư cho rằng phù hợp với lời khai của Dương Chí Dũng trong quá trình điều tra. Bên cạnh đó, phía công ty AP khẳng định “việc thương thảo thủ tục mua bán ụ nổi 83M được tiến hành giữa tôi và các cán bộ đại diện Vinalines mà ông Trần Hải Sơn là người đứng đầu đạo diễn toàn bộ”.

Ông Triển đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá lại vai trò của các bị cáo trong việc “thương thảo” với công ty AP vì đây là một chứng cứ, tình tiết mới của vụ án. Như bản tuyên thệ mà ông Triển có trong tay, bị cáo Trần Hải Sơn và ông Goh ký một thỏa thuận đầu tư dự án khai thác điểm thông quan nội địa ngay sau khi hoàn tất thỏa thuận mua bán ụ nổi 83M. Bản thân ông Goh không hề giữ bản sao nào của thỏa thuận này hay tham gia vào hoạt động nào của công ty liên doanh. Ông Goh cho biết: "Tôi đã ký chứng từ với ông Sơn để dừng hoạt động liên doanh”.

Luật sư Trần Đình Triển cũng nói về vấn đề nhận tiền Dương Chí Dũng đang bị cáo buộc cũng hết sức thiếu chứng cứ. Cuối cùng, luật sư Triển đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, để điều tra lại về cáo buộc tội “tham ô tài sản” của Dương Chí Dũng.

CHI MAI
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI