Chuyện vui ở xóm "làm một mùa lân, ăn cả năm"

28/08/2022 - 12:58

PNO - Cứ mỗi dịp Tết Trung thu về, người làm đầu lân ở cố đô Huế lại hối hả vào guồng để tạo ra hàng ngàn sản phẩm phục vụ thị trường.

 

Công việc này không chỉ đơn thuần níu giữ nghề truyền thống mà còn giúp nhiều người ăn nên làm ra...
Công việc này không chỉ đơn thuần níu giữ nghề truyền thống mà còn giúp nhiều người ăn nên làm ra. Nhiều nghệ nhân làm lân xứ Huế còn đùa nhau: "Cái nghề chi lạ, làm một mùa, mà tích góp ăn cả năm".
Trong số nhiều nơi làm nghề lân xứ Huế nổi tiếng vẫn kiệt 11 đường Trần Hưng Đạo TP. Huế nổi tiếng làm nghề đầu lân truyền thống Huế gần 100 năm nay
Trong số những nơi làm nghề lân ở Huế, nổi tiếng nhất vẫn là con hẻm nhỏ ở 11 đường Trần Hưng Đạo TP. Huế. 
Mỗi mùa lân ở kiệt này vừa làm lân thủ công vừa bán ra thị trường hàng nghìn đầu lân lớn nhỏ
Mỗi mùa Trung thu về, những người thợ ở đây lại hối hả làm việc để cung cấp đầu lân ra thị trường Huế và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Trong đó gia đình ông Châu Trí Dũng ở kiệt này đã có 3 đời làm nghề đầu lân truyền thống xứ Huế
Trong đó, gia đình ông Châu Trí Dũng sinh sống tại đây đã có 3 đời theo nghề.
Với nhiều nét đặc thù về văn hóa, nghề làm đầu lân ở Huế đã có từ lâu đời. Đây là nghề “cha truyền con nối” và được nhiều gia đình ở Huế gìn giữ, duy trì hàng chục năm qua.
Với nhiều nét đặc thù về văn hóa, nghề làm đầu lân ở Huế đã có từ lâu đời. Đây là nghề “cha truyền con nối” và được nhiều gia đình ở Huế gìn giữ, duy trì hàng chục năm qua. Nét khác biệt của đầu lân xứ Huế, theo lời ông Dũng, chính là họa tiết trang trí ở đôi mắt con lân. Công việc này khá vất vả, qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết vẽ hoa văn. Đảm nhận việc này thường là thợ cả lành nghề mới có thể tạo ra đôi mắt lân "thần thái".
Lân Huế không chỉ nổi tiếng vì sự tỉ mỉ, tinh tế, mà còn bởi nhiều chi tiết sáng tạo và đẹp mắt. Để làm ra được những đầu lân đẹp, hợp ý khách hàng cũng khá vất vả, qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tỷ mẩn của người làm đến từng chi tiết vẽ hoa văn.
Chính điều này đã làm cho đầu lân ở Huế khác biệt với lân ở những vùng đất khác.
Có như thế mới kết hợp hài hòa màu sắc giữa các bộ phận của chiếc đầu lân để thể hiện được sự dũng mãnh, uy vũ của lân. Họa tiết trang trí ở đôi mắt cũng là nét khác biệt của đầu lân Huế so với các địa phương khác.
Sự kết hợp hài hòa màu sắc giữa các bộ phận của chiếc đầu lân đã thể hiện được sự dũng mãnh, uy vũ của lân Huế.
Ông Trần Sinh Anh, chủ cơ sở sản xuất đầu lân Quốc Khánh nằm trên đường Lê Duẩn (TP. Huế) cho biết, mỗi năm cơ sở của anh cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 đầu lân đủ các loại từ đơn giản cho đến cầu kỳ nhất... Giá  cả mỗi đầu lân lớn nhở từ 80 nghìn đến 1 ttriệu đồng/1 đầu lân
Ông Trần Sinh Anh, chủ cơ sở sản xuất đầu lân Quốc Khánh nằm trên đường Lê Duẩn (TP. Huế) cho biết, dịp Tết trung thu cơ sở của anh cung ứng khoảng 1.000 đầu lân đủ các loại từ đơn giản cho đến cầu kỳ nhất... Giá cả mỗi đầu lân từ 80 ngàn đến 1 triệu đồng.
Đối với một đầu lân cỡ vừa, trung bình, người thợ làm được một cái trong vòng 2 ngày. Với những người làm nghề lâu năm, một ngày có thể làm đến 2 đầu
Đối với một đầu lân cỡ vừa, người thợ mất khoảng 2 ngày để hoàn thành. Với những người làm nghề lâu năm, một ngày có thể làm được 2 cái.
Với nhiều nét đặc thù về văn hóa, nghề làm đầu lân ở Huế đã có từ lâu đời. Đây là nghề “cha truyền con nối” và được nhiều gia đình ở Huế gìn giữ, duy trì hàng chục năm qua.
Đây là nghề “cha truyền con nối” và được nhiều hộ gia đình ở Huế gìn giữ, duy trì hàng chục năm qua.
Cứ đến dịp Tết Trung thu, từ các con ngõ nhỏ đến mỗi tuyến phố lớn ở Cố đô Huế, cũng như các đô thị khác trong khu vực miền Trung, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng trống và từng đoàn múa lân biểu diễn phục vụ du khách, người dân địa phương thưởng lãm
Dịp Trung thu hàng năm, từ các con ngõ nhỏ đến mỗi tuyến phố lớn ở cố đô Huế đâu đâu cũng rộn ràng tiếng trống và từng đoàn múa lân biểu diễn phục vụ du khách, người dân địa phương thưởng lãm.
Qua bàn tay của những nghệ nhân tài hoa, hình đầu lân đã hiện ra với hình thái uy nghiêm và mang nét đặc trưng của đầu lân xứ Huế
Nhiều bạn trẻ tìm đến hẻm 11 đường Trần Hưng Đạo để mua lân về biểu diễn dịp Tết Trung thu.
Theo bà Bà Trương Thị Kim Chi ở kiệt 11 đường Trần Hưng Đạo TP. Huế cho biết, cư đến dịp Tết trung thu gia đình bà “tung” ra thị trường khắp nơi hơn 2.000 đầu lân lớn nhỏ khác nhau, thu về 70 - 110 triệu đồng
Theo bà Trương Thị Kim Chi (ở hẻm 11 đường Trần Hưng Đạo TP. Huế), vào dịp Tết Trung thu gia đình bà “tung” ra thị trường hơn 2.000 đầu lân lớn nhỏ, thu về 70 - 110 triệu đồng tiền lãi.
 Dù hiện tại nghề làm đầu lân ở Huế đã dần thưa thớt nhưng các nghệ nhân vẫn luôn cố gắng “giữ lửa“ cho nghề.
 

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEanlanhsongmanhvi /strCate=anlanhsongmanh
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthitruongvi /strCate=thitruong