Câu hỏi nhói lòng từ một chương trình truyền hình

10/02/2020 - 21:50

PNO - 'Mẹ thương con bằng em và chị hai, được không?', câu hỏi đi kèm tiếng nấc nghẹn.

 

Với mục đích tạo không gian để các em có thể chia sẻ nỗi niềm, tâm sự cũng như tạo điều kiện để phụ huynh có thể lắng nghe con em mình, từ đó điều chỉnh hành vi, cách giáo dục cho phù hợp, Thiếu niên nói ra đời.

Thiếu niên nói tạo điều kiện để con trẻ và phụ huynh hiểu, thông càm cho nhau hơn. Từ đó, phụ huynh cũng có cách chia sẻ, giáo dục con cái phù hợp hơn.
Thiếu niên nói tạo điều kiện để con trẻ và phụ huynh hiểu, thông cảm cho nhau hơn. Từ đó, phụ huynh cũng có cách chia sẻ, giáo dục con cái phù hợp hơn.

Ở mỗi tập phát sóng, chương trình đi đến những ngôi trường khác nhau để cùng lắng nghe tâm sự của các em. Đó có thể là những khúc mắc trong quan hệ bạn bè, sự thiếu lắng nghe, chia sẻ từ gia đình, hay áp lực học tập. Từ đó, người lớn sẽ thấu hiểu hơn để giúp các em vượt qua những trở ngại về tâm lý. 

Đan Quỳnh (lớp 11D1, Trường THPT Gia Định) bước vào bậc TPHT với danh xưng thủ khoa cùng số điểm cao ngất. Nhưng, nếu như với nhiều người đó là niềm vui, sự tự hào thì với em, nhiều lúc lại là nỗi sợ hãi. 

“Danh xưng thủ khoa là áp lực vô hình không thể giãi bày. Trước những kỳ thi, không còn đam mê mà chỉ là những nỗi sợ. Mình mệt mỏi vì luôn đứng trên những kỳ vọng. Có những kỳ vọng mình làm không nổi” - em nói. 

Song Young Mi (lớp 11D2, Trường THPT Gia Định) ngại nói trước đám đông nhưng vẫn can đảm đứng trước mọi người để chia sẻ câu chuyện của mình. Em vẫn còn cảm giác khó chịu khi vào năm học lớp 6, Mi được hạng ba của lớp, còn chị gái được hạng nhất; mẹ em chỉ nói về chị gái mà bỏ quên Song Young Mi. Điều đó khiến cô bé phấn đấu để năm lớp 7 giành được thứ hạng cao nhất.

“Vì thế, con đã cố gắng đến lớp 7 phải giành được hạng nhất, để chứng minh con không thua kém chị. Con muốn một lần mẹ tự hào về con. Nhưng con muốn hỏi, mẹ có bao giờ cảm thấy tự hào về con chưa?” - em nói, kèm theo những giọt nước mắt nghẹn ngào. Phía dưới khán đài, mẹ em cũng khóc, chị nói mình chưa hiểu được tâm sự của con. Nhưng đây cũng là cơ hội để Song Young Mi hiểu được cách nghĩ cũng như sự quan tâm của mẹ và chị gái.

Song Young Mi khóc khi chia sẻ câu chuyện của mình.
Song Young Mi khóc khi chia sẻ câu chuyện của mình

Trong khi đó, tại Trường THCS Hồng Bàng (quận 5), Mai Ngọc Ngân Tâm (lớp 7/1) tổn thương vì không được ba mẹ tin tưởng. Em cho biết mình đi học sớm hay trễ cũng đều bị cho là la cà; mỗi lần mất tiền, mất đồ là ba mẹ đều đổ lỗi cho em. Em thừa nhận từng lấy tiền của mẹ, nhưng trả lại và xin lỗi. Nhưng sau đó, có những lần bị mất tiền, ba mẹ vẫn đổ lỗi cho em. “Ba ơi, con muốn hỏi, sao ba cứ nghi ngờ con hoài vậy ba?” - câu hỏi của em khiến người cha cùng dự khán trăn trở khá nhiều.

Cha mẹ của Ngân Tâm có cơ hội giãi bày, rằng không phải họ sợ mất một số tiền nào đó, mà chỉ lo con mất đức tính tốt trung thực, thật thà. Anh cũng cho rằng vì quá lo nên không suy nghĩ đến cảm xúc của con. Từ những chia sẻ ấy, cô bé cũng hiểu hơn về tình cảm ba mẹ dành cho mình.

Tâm và cha có cơ hội đối thoại trực tiếp để giải toả những khúc mắc.
Tâm và cha có cơ hội đối thoại trực tiếp để giải toả những khúc mắc

Với Thiếu niên nói, những câu chuyện được nối dài nhằm tạo nên sự thấu hiểu, cảm thông. Chương trình lên sóng lúc 21g, Chủ nhật hàng tuần trên VTV3.

Trung Sơn

Ảnh: BTC

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI