Cảm ơn Quốc hội đã lắng nghe!

26/06/2015 - 09:20

PNO - PN - Chiều 22/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đối với người lao động (NLĐ) sau một năm nghỉ việc, với tỷ lệ tán thành đạt 81,78%.

edf40wrjww2tblPage:Content

Cam on Quoc hoi da lang nghe!

Việc làm thể hiện sự nhạy bén, lắng nghe của Quốc hội trong việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Nhiều người dân đã bày tỏ niềm vui:

TÔI HẾT LO!

Tôi sinh năm 1970, còn đến 10 năm nữa tôi tới tuổi hưu, nhưng tôi chỉ mới đóng BHXH tám năm. Theo đúng quy định tại điều 60, Luật BHXH (chưa sửa đổi), sau khi tới tuổi nghỉ hưu, tôi phải tự đóng tiếp hai năm nữa mới có thể hưởng lương hưu, mà lương hưu chỉ xấp xỉ 1,5 triệu đồng/tháng. Nghỉ hưu rồi, tiền đâu mà đóng. Thà được nhận một lần, chúng tôi còn có chút vốn để mở một quầy tạp hóa nhỏ hay gửi tiết kiệm phòng khi đau ốm. Giờ nghe tin Quốc hội sửa điều luật này, tôi hết lo.

Trần Thị T. L.(Viên chức đang công tác tại Q.Gò Vấp)

TRẢ LẠI ĐIỀU LUẬT LÀ ĐỂ AN DÂN

Tôi thấy việc Quốc hội tiếp thu ý kiến của dân là tiến bộ. Rất cần trả lại điểm c, khoản 1, điều 55 Luật BHXH 2006 (nay là điều 60, Luật BHXH 2014). Đây là việc làm phù hợp, đúng đắn và vô cùng cần thiết để an dân. Những chủ doanh nghiệp như chúng tôi vô cùng hoan nghênh và ủng hộ việc sửa đổi này.

Phạm Văn Quân (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phước Kỳ Nam)

YÊN TÂM “CÀY” TIẾP

Tối qua mấy chị em ở khu nhà trọ (tại KP.3, P.Hiệp Thành, Q.12) hay tin NLĐ được quyền lựa chọn tiếp tục đóng BHXH hay yêu cầu được nhận trợ cấp một lần mà vui quá. Vì chuyện này đụng đến quyền lợi của mình, nên chúng tôi theo dõi rất kỹ. Thấy luật được sửa, cho hưởng trợ cấp một lần là yên tâm “cày” tiếp.

Lê Thị Thủy (Xuân Thành, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa)

QUỐC HỘI ĐÃ LẮNG NGHE MỘT CÁCH TRÁCH NHIỆM

Việc sửa đổi điều 60 của Luật BHXH lần này cho thấy Quốc hội tôn trọng ý kiến cử tri. Đồng thời, về căn bản Quốc hội đã lắng nghe một cách trách nhiệm các tác động xã hội đằng sau một điều luật; sửa đổi luật, tạo cơ hội cho người dân được quyền lựa chọn. Từ kinh nghiệm này cho thấy việc điều nghiên các đối tượng bị tác động khi ban hành một điều luật - dù để mang lại quyền hay trách nhiệm, dù để quy định bảo vệ hay chế tài, chúng ta đều cần phải chính xác và trách nhiệm hơn nữa.

Thạc sĩ-luật gia Hoàng Kim Chiến (Phó Cục trưởng Cục công tác phía Nam Bộ tư pháp)

 HẠNH CHI (ghi)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI