Bộ Y tế cho phép tiêm trộn vắc xin Moderna và Pfizer

08/09/2021 - 19:27

PNO - Theo Bộ Y tế, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc xin khác để tiêm mũi 2.

 

Bộ Y tế đồng
Bộ Y tế khuyến cáo có thể tiêm trộn vắc xin Moderna và Pfizer để tăng độ bao phủ, đúng lịch...

Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vắc xin được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vắc xin do Sinopharm sản xuất).

Thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vắc xin nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vắc xin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vắc xin sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vắc xin véc tơ virus với vắc xin mRNA, hoặc tiêm 2 loại vắc xin mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc xin nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch, Hội đồng tư vấn chuyên môn về vắc xin đã đưa ra khuyến cáo: trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc xin khác để tiêm mũi 2.

Cụ thể, nếu tiêm mũi 1 vắc xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Trước đó, tại TPHCM, nhiều người tiêm mũi 1 Moderna đã đến lịch tiêm nhưng chưa có vắc xin cùng loại. Để giải quyết tình trạng này, một số quận, huyện đã triển khai tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer. Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng bởi việc tiêm trộn này chưa có trong hướng dẫn của Bộ Y tế, chưa khẳng định được tính an toàn.

H.Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI