Bộ Y tế chậm hướng dẫn điều trị sởi?

23/04/2014 - 05:35

PNO - PN - Ngày 22/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi cho 33 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ Y tế tổ chức tập huấn khi dịch sởi lan...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Tuy nhiên, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi và đến nay hướng dẫn này vẫn phù hợp. Do năm nay có nhiều trẻ nhỏ mắc sởi, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp từ tháng Ba và thống nhất bổ sung thêm một số yếu tố như thêm thuốc tăng cường miễn dịch, vitamin A liều cao... Các bệnh viện lớn đều đã áp dụng những điều này.Thực tế, những cơ sở y tế tuyến dưới chưa nhiều bệnh nhân, không có tử vong. Số ca tử vong chủ yếu ở Bệnh viện Nhi Trung ương do nhiều bệnh nhân vượt tuyến dồn về đây, gây nhiễm chéo cao.

Bo Y te cham huong dan dieu tri soi?

Bệnh nhi bị sởi nằm la liệt ở Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại hội nghị, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khoa đã ghi nhận tám trường hợp tử vong và bệnh nặng xin về có liên quan đến sởi. Có trường hợp, sáng nhập viện vẫn còn tỉnh táo, vui chơi, nhưng chiều đã thở gấp và tối đã phải thở máy. Đặc biệt, miễn dịch của trẻ bị suy giảm trầm trọng, tới mức có trẻ đã chữa xong bệnh sởi, được về nhà nhưng sau một - hai tuần phải nhập viện trở lại vì viêm phổi.

TS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) chia sẻ: “Các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, trong khi đợt sởi bùng lên cách đây vài năm chủ yếu gây biến chứng não. Cả hai loại biến chứng đều nguy hiểm, nhưng biến chứng hô hấp nguy hiểm hơn, rất dễ gây tử vong. Quan trọng nhất là phân luồng điều trị ngay từ đầu mới hy vọng giảm bệnh nhân lây chéo. Một trong những sai lầm cần lưu ý từ các phòng mạch tư: thấy trẻ sốt cao, ho nhiều nhưng chưa phát ban, bác sĩ ở phòng mạch nghĩ bé bị sốt, ho, viêm họng thông thường nên cho uống corticoid. Điều này dễ gây nguy hiểm, bởi corticoid gây giảm miễn dịch, nếu trẻ mắc sởi thì bệnh sẽ nặng hơn”.

Ngành y tế Singapore xác nhận từ tháng 1/2014 đến nay có 80 trường hợp được xác nhận mắc bệnh sởi, trong số đó 23 người đã nhiễm bệnh sau khi trở về từ Philippines. Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore đã khuyến cáo người dân nước này đi chích ngừa bệnh sởi nếu muốn đến Philippines. Phần lớn trường hợp nhiễm bệnh sởi còn lại là trẻ em chưa từng được tiêm ngừa sởi.

Từ tháng Một, bệnh sởi đã bùng phát ở Philippines, đặc biệt là hai thành phố Manila và Pampanga. Nhiều phụ nữ Philippines làm nghề giúp việc nhà ở Singapore. Ngành y tế Singapore xem đây có thể là nguồn phát tán mầm bệnh sởi khi các phụ nữ này về thăm nhà rồi trở lại Singapore.

Vào tháng Ba, New Zealand cũng báo động về nguy cơ dịch sởi bùng phát khi nước này phát hiện hai hành khách mắc bệnh sởi có mặt trên hai chuyến bay nội địa. Ngoài ra, New Zealand còn phát hiện một trường hợp mắc bệnh sởi trên chuyến bay từ Singapore đến Auckland. Trong thời gian đó, ít nhất 69 trường hợp được xác nhận là mắc bệnh sởi.

Những ngày qua, bệnh sởi cũng là vấn đề khiến người Mỹ lo lắng. Theo tờ USA Today, đã có hai bệnh nhân - đều chín tuần tuổi - chết. Mẹ của hai trẻ sơ sinh này đều chưa được chích ngừa sởi. Cũng theo tờ USA Today, từ đầu năm đến nay, ngành y tế Mỹ đã xác nhận 189 trường hợp mắc bệnh sởi, trải dài tại nhiều địa phương trên khắp nước như New York, California, Texas…

 Bảo Thoa - Thiện Nga

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI