Xu thế đối thoại vì hòa bình, an ninh thắng thế tại APEC

12/11/2014 - 10:00

PNO - PN - Trước cuộc gặp chính thức với Chủ tịch Tập Cận Bình của nước chủ nhà APEC 22 vào ngày 12/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Thông điệp của chúng tôi là muốn thấy Trung Quốc thành công, muốn họ là một đối tác bảo đảm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đối thoại vì hòa bình và an ninh khu vực nổi lên như một xu thế đậm nét tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh, Trung Quốc. APEC đã hoàn thành chức năng quan trọng của một diễn đàn lớn nhất thế giới, là tăng cường kết nối, “gác lại tranh chấp” để hợp tác kinh tế theo đúng tinh thần “Định hình tương lai quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương: Sáng tạo, kết nối, hội nhập, phồn vinh”. Lãnh đạo các nước tận dụng cơ hội gặp gỡ song phương bên lề hội nghị để làm dịu những quan hệ căng thẳng chưa được giải quyết.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Kinh trong tâm trạng “khó xử” liên quan đến việc phương Tây trừng phạt kinh tế và gây áp lực đối với Moscow sau khi Nga “thu hồi” Crimea và vai trò của nước này trong cuộc chiến ly khai ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, sự kết nối được đánh giá cao ở APEC lần này là thỏa thuận bốn điểm Trung-Nhật và cuộc gặp “lịch sử” Shinzo Abe - Tập Cận Bình, bước đi mang tính chất “phá băng”, hàn gắn quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế châu Á. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết: “Đây là bước đầu tiên hướng tới việc cải thiện quan hệ song phương, dựa trên nguyên tắc quan hệ chiến lược cùng có lợi”.

Xu the doi thoai vi hoa binh, an ninh thang the tai APEC

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân cùng các nguyên thủ quốc gia tại APEC 22 - Ảnh: Xinhua

Thời gian qua, trong khi Hoa Kỳ đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bắc Kinh cũng không bó tay chịu trận và đưa ra ý tưởng “đối trọng” là Khu vực tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Quan hệ Mỹ-Trung càng “lạnh nhạt hơn” sau những bất đồng dai dẳng về thương mại, nhân quyền, tình báo mạng, cũng như tranh chấp ở Biển Đông. Những thỏa thuận hai nước đạt được trong thời gian diễn ra APEC, trong đó có thỏa thuận thị thực mới có hiệu lực từ 12/11/2014, gây tiếng vang dư luận hai nước. Một quan chức Mỹ nói: “Chúng tôi coi đây là một chiến thắng thực sự lớn”. Theo ông, nước Mỹ có thể kiếm thêm 440.000 việc làm cho đến năm 2021 và nền kinh tế Mỹ hàng năm có thêm 85 tỷ USD như là kết quả của chính sách mới này.

Xu thế đối thoại vì hòa bình và an ninh khu vực cũng được khẳng định trong quan hệ Việt-Trung. Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói tại cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang bên lề APEC 22 rằng “quan hệ Trung-Việt không ngừng phát triển từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, mặc dù có một số chặng đường quanh co, khúc khuỷu”. Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam “sẵn sàng xử lý đúng đắn các vấn đề hàng hải thông qua tham vấn thân thiện để các vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung”.

HÒA NINH (Theo Reuters, Xinhua, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI