“Vùng đất Nam bộ” nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu lần 10

23/10/2020 - 14:56

PNO - Công trình nghiên cứu “Vùng đất Nam bộ” (10 tập) đã nhận được Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 10, năm 2020.

Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu lần 10, năm 2020 đã được trao cho công trình Vùng đất Nam bộ (10 tập). Đây là bộ sách góp phần phục dựng một bức tranh toàn cảnh ở nhiều lĩnh vực của vùng đất Nam bộ từ quá khứ cho đến hiện tại. Bộ sách Vùng đất Nam bộ được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 320 năm Sài Gòn – TPHCM.

Tại lễ trao giải, hội đồng giải thưởng đã dành nhiều lời khen cho tập thể tác giả do cố giáo sư – nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê tổng chủ biên và 11 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ học tham gia nghiên cứu.

Vùng đất Nam bộ là công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, qu'y tụ nhiều chuyên gia hàng đầu.
Vùng đất Nam bộ là công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu.

Theo đánh giá từ hội đồng xét giải, Vùng đất Nam bộ là công trình có hàm lượng khoa học cao, kết tinh những thành tựu nghiên cứu khoa học do cố giáo sư – nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê làm chủ biên. Ông cũng từng tham gia Đề án khoa học xã hội cấp Nhà nước Vùng đất Nam bộ - Quá trình hình thành và phát triển thực hiện từ năm 2008 – 2010. Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước vào năm 2011 đã đánh giá công trình thuộc loại xuất sắc.

Trên cơ sở khối tài liệu đồ sộ đó, các chủ biên của 10 đề tài nhánh và từng nhóm tác giả (tổng cộng khoảng 100 người) tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hệ thống hoá, cập nhật tư liệu liên tục.

Nhóm tác giả nhận giải thưởng Trần Văn Ơn lần 10.
Nhóm tác giả nhận giải thưởng Trần Văn Giàu lần 10.

Hội đồng giám khảo của giải thưởng nhận định bộ sách Vùng đất Nam bộ không chỉ có ý nghĩa khoa học sâu sắc mà còn có tầm quan trọng về mặt chính trị, góp phần khẳng định chủ quyền pháp lý lịch sử của vùng đất Nam bộ trên bản đồ quốc gia Việt Nam, từ thế kỷ 17 đến nay.

10 tập thuộc công trình nghiên cứu Vùng đất Nam bộ gồm: Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái (tập 1); Từ cội nguồn đến thế kỷ VII (tập 2); Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (tập 3); Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (tập 4); Từ năm 1859 đến năm 1945 (tập 5); Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 2010 (tập 6); Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (tập 7); Thiết chế quản lý xã hội (tập 8); Tộc người và quan hệ tộc người (tập 9); Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới (tập 10).

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI