Vẹn nguyên khí tiết của những nữ chiến sĩ cách mạng năm xưa

22/07/2022 - 06:33

PNO - Ngày 21/7, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức họp mặt các nữ chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (bên phải) trao quà tri ân cho các nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày trong thời kháng chiến chống Mỹ
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (bên phải) trao quà tri ân cho các nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày trong thời kháng chiến chống Mỹ

Chứng bệnh Alzheimer làm dì Út Phượng không thể tự mình di chuyển, nói năng khó khăn. Dì đến dự buổi họp mặt trên chiếc xe lăn với sự giúp sức của người thân. Gặp lại những khuôn mặt cũ, dì bấu chặt, gọi tên từng người, rồi đưa mấy ngón tay lên cao, ngụ ý rằng, lâu lắm rồi mới gặp.

Cuộc họp mặt được mong đợi

Nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của dì Út Phượng (Nguyễn Thị Kim Phượng) khi từng thước phim “Hoa lửa” được

Học theo bản lĩnh của những chiến sĩ cách mạng 

Tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, mặc dù không phải hy sinh, mất mát như thời chiến tranh, nhưng cũng không thiếu những cam go, thử thách. Và mỗi khi gặp những cam go, thử thách, bà lại nhìn vào những phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của những chiến sĩ cách mạng năm xưa và xem đó như những tấm gương sáng để học tập, làm việc, cống hiến; để cùng thế hệ trẻ Việt Nam hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Tôi tin tưởng rằng, các cấp Hội, các thế hệ phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của các thế hệ trước; đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo, không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho, cùng viết nên những trang sử vẻ vang của thời đại mới” - bà Võ Thị Ánh Xuân gởi gắm.

trình chiếu trong buổi họp mặt. Dì cố gắng phát âm cho rõ chữ “nhớ…” như một cách giải thích về những giọt nước mắt của mình. Bệnh tật không làm dì di chuyển được. Thế nhưng, nhận được thư mời dự họp mặt, dì “vui không ngủ được”. Và buổi sáng dì Út Phượng đến dự buổi họp mặt trên chiếc xe lăn với sự giúp sức của người thân.

Khả năng nói bị hạn chế, lại lúc nhớ lúc quên, nên người nhà phải trả lời thay dì mỗi khi đồng đội hỏi thăm. Gặp lại những khuôn mặt cũ, dì bấu chặt, gọi tên từng người “Ba Son, Út Thu...”, rồi đưa mấy ngón tay lên cao, ngụ ý rằng, lâu lắm rồi mới gặp. 
Cầm tờ Báo Phụ Nữ TP.HCM trên tay, ngón trỏ của dì chậm rãi rê qua từng gương mặt đã từng là đồng đội của mình trong hình in trên báo: “Trương Mỹ Hoa nè, còn đây là Mỹ Lệ… Côn Đảo…”. Có bao nhiêu câu chuyện muốn kể nhưng không nói được, dì chỉ biết nắm tay đồng đội mỉm cười.
Trong không khí thân tình, ấm áp của buổi gặp mặt đầu tiên được cấp lãnh đạo Nhà nước tổ chức, 200 nữ chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày thời chống Mỹ, dù tuổi cao, sức yếu, chân run, mắt mờ nhưng đã vui mừng, xúc động nắm chặt tay nhau, ôm nhau thân tình. Họ kể cho nhau những câu chuyện “nói hoài không hết”. Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa kể lại rằng, mấy hôm trước ngày họp mặt, bà nhận được rất nhiều cuộc gọi của đồng đội cũ, là những nữ tù chính trị, gọi đến chia sẻ rồi bàn nhau ngày họp mặt nên mặc gì, áo bà ba khăn rằn hay áo dài, có nên đeo huy chương… “Dù mỗi lần gặp nhau như thế này rất buồn vì nhớ chị Chín Bình, nhớ chị Thanh, Cúc, bé Sáu… nhớ cả những người đã “rơi rụng” trong cuộc sống thời bình” - nguyên Phó Chủ tịch nước nói, nhưng bà vẫn cho rằng, đây là “cuộc họp mặt được mong đợi” và hy vọng rằng những cuộc họp mặt như thế sẽ được lặp lại mỗi năm để các nữ tù chính trị có cơ hội gặp nhau, thăm hỏi sức khỏe và nhắc nhau làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Sức sống kỳ diệu

Tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM - nhận định dù chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm, nhưng ký ức về những năm tháng lao tù vẫn in hằn trên thân thể các nữ chiến sĩ như một minh chứng về sự tàn khốc của chiến tranh, để mỗi khi trái gió trở trời lại thêm đau nhức. Nhưng với tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, các dì vẫn vượt qua khó khăn, khắc phục những hạn chế về sức khỏe, tích cực tham gia các phong trào hành động, cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, đem tâm huyết và công sức của mình đóng góp vào công cuộc cách mạng, vì dân vì nước như xưa trong điều kiện mới. Mặc dù tuổi cao, nhưng các dì vẫn hỗ trợ, giúp sức cho các khu phố, xóm ấp, chăm lo cho người nghèo, đấu tranh với tệ nạn xã hội, đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho thế hệ trẻ. 

Niềm vui ngày họp mặt của những nữ cựu tù chính trị
Niềm vui ngày họp mặt của những nữ cựu tù chính trị

Dì Lê Tú Cẩm - Ban Liên lạc Nữ cựu tù - bùi ngùi tâm sự, những ngày trong chốn lao tù, đòn roi hiểm ác của kẻ thù không thể làm bà cùng đồng đội gục ngã, thì trong thời bình họ sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu để còn sức là còn cống hiến cho quê hương ngày càng giàu đẹp. Dì Lê Tú Cẩm cho biết, trong hai năm qua, bà và nhiều đồng đội cũ đã mắc COVID-19 rất nặng, thế nhưng phần lớn đã vượt qua nhờ “có sức sống kỳ diệu ở những nữ chiến sĩ cách mạng”. Cũng sức mạnh đó đã giúp các dì sống khỏe, sống lâu để chứng kiến sự đổi thay của đất nước, từng ngày. Sự đổi thay đó là những tòa nhà cao tầng mọc lên. Về nông thôn, những vùng rất xa, nơi đâu cũng thấy nhà cửa khang trang hơn. Không chỉ là bộ mặt mà trong từng bữa cơm của các gia đình đã có cá, có thịt. 

Niềm vui ngày họp mặt của những nữ cựu tù chính trị
Niềm vui ngày họp mặt của những nữ cựu tù chính trị

Nữ cựu tù chính trị Bùi Thị Son (dì Ba Son) cũng cho rằng, dù tuổi cao, sức yếu, không làm được gì nhiều nữa, nhưng các dì vẫn dõi theo, hỗ trợ, động viên và làm chỗ dựa tinh thần cho thế hệ trẻ. “Không làm gì nổi nữa thì dì tổ chức cho chị em đi chơi. Khi cầu Cần Thơ khánh thành, các dì xuống tận nơi tham quan. Ngày xưa, về miền Tây phải qua không biết bao nhiêu cái phà. Vậy mà trong 47 năm, chín bến phà đã lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho chín cây cầu rộng lớn vươn vai. Sông Bé của mình ngày chưa giải phóng có một cái cầu duy nhất là cầu Bình Lợi, còn bây giờ cầu không đếm hết. Chuyện đó không hề nhỏ. Các dì phải đi để còn gặp nhau và thấy được sự đi lên của đất nước, để tin rằng thế hệ trẻ đang kế tục rất tốt con đường của cha anh” - bà Ba Son phấn khởi.

Đề cập đến thế hệ trẻ, dì Đoàn Lê Hương gởi gắm, nếu ngục tù là ngôi trường rèn luyện để hình thành nên phẩm chất, khí tiết của mỗi người chiến sĩ cách mạng thì thế hệ trẻ phải rèn luyện cho mình ý chí độc lập dân tộc, cố gắng học tập để xây dựng đất nước, không quên cội nguồn. 

Thu Lê

Trước là tri ân, sau là nhắc nhớ

Trong thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Năm nay, chúng tôi chọn tổ chức họp mặt Nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bởi trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện sức khỏe do ảnh hưởng trong quá trình bị tù đày, nhưng trong cuộc sống, các dì vẫn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Phụ nữ. Chương trình họp mặt lần này trước hết là tri ân các dì, các mẹ - những nữ chiến sĩ cách mạng bị tù đày, đồng thời chúng tôi cũng mong thông qua những hoạt động này để tiếp tục giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước, để họ tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Hoạt động lần này tổ chức ở TP.HCM vì thành phố này hiện có số lượng các nữ tù chính trị đông nhất cả nước với hơn 600 dì. Số còn lại, rải rác ở các địa phương. Chúng tôi cũng chỉ đạo các cấp Hội ở các địa phương trên cả nước quan tâm, hỗ trợ, gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ để động viên, khích lệ tinh thần các dì. Chúng tôi nghĩ rằng đây là những việc làm rất nhỏ, nhưng rất cần thiết. Và chúng tôi mong muốn, trong thời gian sắp tới, đây sẽ là hoạt động thường xuyên, hằng năm.


Bà Hà Thị Nga - 
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI