Trung tâm thương mại ngang nhiên bán hàng giả, nhái

12/08/2014 - 07:50

PNO - PN - Nhiều trung tâm thương mại (TTTM) tại TP.HCM bán hàng fake (giả hàng hiệu), hàng nhái nhưng được người bán gọi là “hàng xuất khẩu”, “hàng chuyền”, “hàng Cambodia”… với giá bán chỉ bằng 1/10 giá hàng thật.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trung tam thuong mai ngang nhien  ban hang gia, nhai

Hàng giả, hàng nhái được bày bán rất nhiều trong các trung tâm thương mại

Bày bán công khai

TTTM Saigon Square, Taka, Lucky Plaza, SaigonMall, An Đông Plaza… (TP.HCM) là điểm đến mua sắm của nhiều người tiêu dùng (NTD) vì tập trung nhiều mặt hàng thời trang quần áo, giày dép, túi xách, kính mắt, mỹ phẩm… của nhiều nhãn hàng nổi tiếng. Tại Saigon Square, chúng tôi dễ dàng mua được kính mát giả hiệu RayBan (Ý) với giá chỉ 280.000đ với nhiều kiểu dáng, màu sắc. Nhân viên cửa hàng S18 nói thẳng: “Hàng ở đây copy chứ không bán hàng thật”. Nhiều quầy hàng bày bán kính mát đủ hiệu Chanel, Gucci, Dior… giá chỉ 180.000 - 680.000đ/cái, trong khi giá kính mát hàng hiệu thật giá vài triệu đồng.

Tại TTTM Taka, ví cầm tay Louis Vuitton, Cheviot nhái, giả, giá chỉ 390.000 - 590.000đ, chất liệu simili, mẫu mã, kiểu dáng "y chang" hàng thật. Nhiều nhất là quần, váy, áo… đủ các nhãn hiệu Adidas, Nike, Tommy, Burberry, Mango, Zara Basic, Roem, Clovis… giá chỉ 90.000 - 350.000đ. Quầy A13 Taka bán áo khoác Zara Basic, Mango giá 450.000đ, nhân viên giới thiệu là “hàng xuất khẩu”.

Quầy hàng bên cạnh, cùng mẫu áo giống y chang nhau và đồng giá 120.000đ, nhưng mác áo lại là hai hiệu Forever và Mango. Người bán cho biết: “Một cái là hàng xuất khẩu, một cái là hàng chuyền (dư vải may thêm) gắn mác khác nhưng chất lượng như nhau”.

Tương tự, tại Lucky Plaza, không khó mua được đồ ngủ và nội y hiệu Victoria Secret, Lasenza với giá chỉ 180.000 - 300.000đ/bộ. Nhân viên cửa hàng Lan Phương khẳng định “hàng chính hãng của Mỹ, người mua lầm chứ người bán không lầm!”. Tại SaigonMall bán giày Zara, túi xách Michael Kors, Christian Dior… giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Đồ trẻ em các hiệu Caster, Gapkids, Old Navy, Oshkosh, Puma, North Face… nhiều vô kể.

Trung tam thuong mai ngang nhien  ban hang gia, nhai

Được phép bán hàng nhái, giả?

Ban quản lý (BQL) TTTM Lucky Plaza cho rằng, TT cho thương nhân thuê mặt bằng và quy định rõ trong hợp đồng không được bán hàng giả, nhái, không rõ nguồn gốc và thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở; khi nhắc thì họ nghe nhưng sau đó lại tái diễn, BQL không có quyền kiểm tra, xử lý. Ông Chung Đan Trường - Đại diện BQL TTTM SaigonMall (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng nói: “Tâm lý trước giờ thương nhân họ chỉ sợ cơ quan nhà nước kiểm tra chứ BQL chỉ là đơn vị đầu tư cho thuê mặt bằng, cùng lắm là chấm dứt hợp đồng, họ vẫn có thể tìm điểm khác để bán. Trường hợp nào vi phạm khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, BQL sẵn sàng phối hợp xử lý”.

Ông Trần Quốc Huy - Quản lý gian hàng TTTM Lucky Plaza (Q.1, TP.HCM), cho biết: “Theo quy định trong hợp đồng, sau các bước nhắc nhở, cảnh cáo buộc tạm ngưng kinh doanh trong vài ngày, TT có quyền chấm dứt hợp đồng đối với đơn vị kinh doanh cố tình tái phạm nhiều lần”. Thế nhưng, từ khi TTTM này mở cửa lại năm 2013 đến nay, chưa có trường hợp nào bị TT áp dụng chế tài chấm dứt hợp đồng khi họ bán hàng nhái tràn lan.

Về quản lý, đã có Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế siêu thị, TTTM, trong đó điều 7, chương II quy định rõ: không được kinh doanh tại TTTM hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ…

Trung tam thuong mai ngang nhien  ban hang gia, nhai

Ngày 15/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Theo điều 13 của Nghị định này, hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 200.000đ đến 30.000.000đ (mức phạt cụ thể căn cứ theo giá trị của hàng thật). Hình phạt bổ sung ngoài tịch thu tang vật là tước giấy phép hoặc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động; biện pháp khắc phục là phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, cho biết: đã chỉ đạo các đội QLTT thường xuyên kiểm tra hàng hóa bán tại các TTTM và thu giữ số lượng lớn hàng giả các nhãn hiệu nổi tiếng. Việc kiểm tra tập trung những nơi bày bán, chứa trữ số lượng hàng lớn, còn các quầy tại TTTM thường trưng bày ít hàng, khi kiểm tra phát hiện hàng nhái, giả mức xử phạt không đủ răn đe.

Tuy thế, chúng tôi nhận thấy các TTTM trên bày bán lượng hàng không phải là nhỏ. Mặt khác, họ bày bán công khai chứ không phải giấu giếm như ông Kiếm phát biểu. Các quận huyện đều có các đội QLTT, sao lại khó kiểm soát, không xử lý xuể?

 Nguyễn Cẩm

Phạt nặng người mua hàng nhái

Ngăn chặn hàng nhái từ gốc là điều nhiều nước đang làm. Ý là một trong những thiên đường hàng nhái ở châu Âu với lượng du khách nước ngoài đến đây lên đến hàng chục triệu người mỗi năm. Do đó, chính phủ Ý quy định người mua hàng nhái sẽ bị phạt nặng. Các quầy chợ trời ở Roma hay Venice đều có sẵn “hàng hiệu” với giá “không thể nào tin nổi”. Nhưng nếu cảnh sát phát hiện du khách mua hàng nhái thì tiền phạt có thể sẽ khiến người đó phải bỏ dở chuyến du lịch và về nước ngay vì hết tiền. Khoản phạt có thể từ 3.300 euro đến 10.000 euro.

Tại Pháp, nếu bị phát hiện mua hàng nhái, bạn sẽ phải khóc ròng với mức phạt tối đa lên đến 300.000 và án tù ba năm.

Năm 2013, Hải quan Nhật đã bắt giữ 28.135 món hàng nhái tại các phi trường quốc tế ở nước này, hơn 90% số hàng nhái này có xuất xứ từ Trung Quốc.

THIỆN NGA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI