Tết sớm ở làng hoa giấy 300 năm chỉ nở mỗi tháng Chạp

01/02/2021 - 20:27

PNO - Trải qua hơn 300 năm phát triển với bao thăng trầm, làng hoa giấy Thanh Tiên vẫn hiện hữu đến tận hôm nay trong từng góc nhà, nhịp sống xứ Huế

 

Nằm dọc theo bờ nam, hạ lưu dòng sông Hương, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi nổi tiếng với nghề làm hoa giấy độc đáo, đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013
Nằm dọc theo bờ Nam, hạ lưu dòng sông Hương, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) là nơi nổi tiếng với nghề làm hoa giấy độc đáo. Nơi đây đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013
Nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên vốn xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Huế. Nhưng xứ Huế khí hậu vốn khắc nghiệt, lúc nắng Lào như đổ lửa, lúc mưa dầm thối đất thối cát, hoa tươi thờ cúng thường không giữ được lâu.
Nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên vốn xuất phát từ tín ngưỡng dân gian của người Huế do xứ Huế khí hậu vốn khắc nghiệt, hoa tươi thờ cúng thường không giữ được lâu.
Vì vậy người dân làng Thanh Tiên đã sáng tạo ra hoa giấy, trước thờ cúng gia tiên, thần linh, sau trang trí nhà cửa đón Tết
Vì vậy, người dân làng Thanh Tiên đã sáng tạo ra hoa giấy. Trước thờ cúng gia tiên, thần linh, sau trang trí nhà cửa đón Tết.
Dần dà qua năm tháng đã phát triển thành làng nghề làm hoa giấy nổi tiếng đất cố đô, không còn là sản phẩm 'của riêng' làng nhỏ ven sông nữa mà đã lan tỏa thành thứ văn hóa tinh thần của toàn bộ kinh thành, nhân dân Huế, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, xuân về
Dần dà qua năm tháng đã phát triển thành làng nghề làm hoa giấy nổi tiếng đất cố đô, đặc biệt vào mỗi dịp tết đến, xuân về.
Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo.
Tục xưa, hoa giấy được trang trí trân trọng ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo.
. Hàng năm thay thế một lần vào Tết nguyên Đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”.
Hàng năm, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống, gọi là “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”.
Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các Tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi Tết đến, xuân về.
Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng.
Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, hoa giấy khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân xứ Huế, trên bàn thờ ngày Tết luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc.  Khi nói đến hoa giấy, hẳn người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo néo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên
Hàng năm, hoa giấy khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân xứ Huế. Khi nói đến hoa giấy, hẳn người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm hoa giấy của làng Thanh Tiên
Người dân Làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sản có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo lên những Bông Lùng, Hoa Tre hay còn gọi là Hoa Đũa và nhuộm màu ngũ sắc. Bông Lùng, Hoa Tre cũng chỉ dùng cho việc thờ cúng, dần dà phát triển nghề làm hoa giấy.
Người dân Làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo lên những bông Lùng, hoa Tre hay còn gọi là hoa Đũa và nhuộm màu ngũ sắc. Bông Lùng, hoa Tre cũng chỉ dùng cho việc thờ cúng, dần dà phát triển nghề làm hoa giấy.
Một cây hoa, một đòn hoa như này được gọi là cây chông. Hoa sẽ được cắm vào chông, 100 cây hoa một chông rồi sẽ lên vai theo bước chân người bán dạo khắp phố phường, kinh thành. Nếu đến Huế tháng Chạp, đứng ở bến đò Bao Vinh - Tiên Nộn mỗi sáng sớm, bạn sẽ được thấy cảnh tấp nập các o, các mế, các chị gồng gánh cây chông hoa lên đò vào phố. Chính hoa giấy Thanh Tiên đã làm nên sắc xuân  khác biệt  ở miền quê xứ Huế
Một cây hoa, một đòn hoa như  trong hình trên được gọi là cây chông. Hoa sẽ được cắm vào chông, 100 cây hoa một chông rồi sẽ lên vai theo bước chân người bán dạo khắp phố phường, kinh thành. Nếu đến Huế vào tháng Chạp, đứng ở bến đò Bao Vinh - Tiên Nộn mỗi sáng sớm, bạn sẽ được thấy cảnh tấp nập các o, các mế, các chị gồng gánh cây chông hoa lên đò vào phố. Chính hoa giấy Thanh Tiên đã làm nên sắc xuân khác biệt ở miền núi Ngự sông Hương.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI