Săn mây, đón giao thừa ở những ngọn núi gần TPHCM

07/01/2023 - 19:01

PNO - Cách TPHCM không quá 100km, núi Chứa Chan, Bà Đen, Bà Rá đều có khách sạn hay khu cắm trại để bạn tận hưởng đêm giao thừa cùng người thân.

 

Núi Chứa Chan (hay núi Gia Lào, thuộc tỉnh Đồng Nai): Sở hữu chiều cao 873m so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao thứ hai trong khu vực Nam Bộ. Để chinh phục được ngọn núi này bạn có 2 hướng đi chính là đi theo đường chùa và đường cột điện. Hai đường này cũng giống như 2 đường chính và dễ nhất khi leo núi. Nếu đi theo đường chùa, các bạn đi cáp treo hoặc leo bậc thang tới chùa Gia Lào nằm ở lưng chừng núi, rồi từ đó đi bộ lên đỉnh núi theo đường mòn. Đường này đoạn đầu đông đúc ồn ào, đoạn sau dễ lạc nên ít được ưa chuộng bằng đường cột điện. Nếu đi theo đường cột điện, bạn chỉ việc đếm cột điện và đi theo đường mòn cho tới khi lên tới đỉnh. Đường cột điện được nhiều phượt thủ chọn nhất - Ảnh: Group Leonuichuachan
Núi Chứa Chan (hay núi Gia Lào, thuộc tỉnh Đồng Nai): Sở hữu chiều cao 873m so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao thứ hai trong khu vực Nam Bộ. Để chinh phục được ngọn núi này bạn có 2 hướng đi chính là đi theo đường chùa và đường cột điện. Hai đường này cũng giống như 2 đường chính và dễ nhất khi leo núi. Nếu đi theo đường chùa, các bạn đi cáp treo hoặc leo bậc thang tới chùa Gia Lào nằm ở lưng chừng núi, rồi từ đó đi bộ lên đỉnh núi theo đường mòn. Đường này đoạn đầu đông đúc ồn ào, đoạn sau dễ lạc nên ít được ưa chuộng bằng đường cột điện. Nếu đi theo đường cột điện, bạn chỉ việc đếm cột điện và đi theo đường mòn cho tới khi lên tới đỉnh. Đường cột điện được nhiều phượt thủ chọn nhất - Ảnh: Group Leonuichuachan
Nếu chưa có kinh nghiệm trekking núi Chứa Chan hay gia đình có thành viên nhí, bạn có thể vào các hội nhóm leo núi Chứa Chan để hỏi kinh nghiệm; tìm porter hỗ trợ hành trình di chuyển, mang vác thiết bị, dụng cụ và hỗ trợ cắm trại... Giá thuê porter tùy thỏa thuận hay tùy dịch vụ bạn yêu cầu - Ảnh: Group Leonuichuachan
Núi Bà Rá thuộc địa phận 2 phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TPHCM 180km (đi theo quốc lộ 14). Với độ cao 732m, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ. Truyền thuyết kể rằng vị tổ của người S’Tiêng có 2 người em gái; ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra”. Đồng bào Khmer gọi là núi “Chân Phật” - Ảnh: Đặng Cường
Núi Bà Rá thuộc địa phận 2 phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TPHCM 180km (đi theo quốc lộ 14). Với độ cao 732m, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ. Truyền thuyết kể rằng vị tổ của người S’Tiêng có 2 người em gái; ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra”. Đồng bào Khmer gọi là núi “Chân Phật” - Ảnh: Đặng Cường
Với địa hình hiểm trở, núi Bà Rá gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Ảnh Đặng Cường
Với địa hình hiểm trở, núi Bà Rá gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Ảnh Đặng Cường
 Phương án thứ nhất để đến đỉnh núi là vượt qua 1.767 bậc tam cấp. Hành trình này không quá phức tạp, có thể phù hợp với du khách nhiều độ tuổi. Phương án thứ hai là di chuyển bằng cáp treo. Hiện núi Bà Rá chỉ có điểm cắm trại nhỏ lẻ, tự phát. Nếu muốn qua đêm, thành viên của nhóm nên từ 10 người (trên 18 tuổi) trở lên. Hoặc bạn có thể lựa chọn cắm trại ở thác Mơ gần đó.
Phương án thứ nhất để đến đỉnh núi Bà Rá là vượt qua 1.767 bậc tam cấp. Hành trình này không quá phức tạp, có thể phù hợp với du khách nhiều độ tuổi. Phương án thứ hai là di chuyển bằng cáp treo. Hiện núi Bà Rá chỉ có điểm cắm trại nhỏ lẻ, tự phát. Nếu muốn qua đêm, thành viên của nhóm nên từ 10 người (trên 18 tuổi) trở lên. Hoặc bạn có thể lựa chọn cắm trại ở thác Mơ gần đó.
Núi Bà Đen (Tây Ninh): Với chiều cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Để chinh phục được ngọn núi này bạn có thể chọn cáp treo hoặc leo núi theo 1 trong 4 con đường: chùa, cột, Ma Thiên Lãnh và Dốc Đá Trắng - Ảnh: An Bùi
Núi Bà Đen (Tây Ninh): Với chiều cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Để chinh phục được ngọn núi này bạn có thể chọn cáp treo hoặc leo núi theo 1 trong 4 con đường: chùa, cột, Ma Thiên Lãnh và Dốc Đá Trắng - Ảnh: An Bùi
Mỗi cung đường đều đẹp, hùng vĩ và đều khó thực hiện với những người không chuyên trekking. Nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể nhờ porter hỗ trợ trong hành trình chinh phục, cắm trại, để hòa mình với thiên nhiên vào khoảnh khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới - Ảnh: An Bùi
Núi Bà Đen
Nhóm khách gia đình, có thành viên nhỏ tuổi, có thể lựa chọn khám phá núi Bà Đen bằng cáp treo. Lưu ý, vào các dịp lễ, núi Bà Đen khá đông du khách, nếu muốn đến cắm trại hay qua đêm ở đây, bạn cần lên kế hoạch cũng như liên hệ trước - Ảnh: KDL núi Bà Đen
Núi Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu): Có độ cao hơn 210m nên núi Lớn trong lành, quanh năm mát mẻ. Có nhiều cách để khám phá núi Lớn như cáp treo, hệ thống xe máng trượt hay xe máy. Mỗi cách đều có ưu điểm và khuyết điểm, bạn có thể chọn tùy sở thích của thành viên trong gia đình.
Bạn có thể ghé khu du lịch Hồ Mây ở núi Lớn để trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh hay đi công viên nước, vãn cảnh chùa.
Khu du lịch Hồ Mây có khách sạn lưu trú. Nếu bạn có kế hoạch đón giao thừa tại đây, cần liên hệ để đặt phòng trước - Ảnh: KDL Hồ Mây
Núi Dinh cao 500m, thuộc các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châu Pha, phường Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ) và một phần phường Long Hương (TP Bà Rịa). Ngọn núi mang tên người đã có công khai phá vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Dinh - Ảnh: Bào Đường Xuyên Việt
Núi Dinh cao 500m, thuộc các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châu Pha, phường Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ) và một phần phường Long Hương (TP Bà Rịa). Ngọn núi mang tên người đã có công khai phá vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Dinh - Ảnh: Bào Đường Xuyên Việt.
Có 2 cách để khám phá núi Dinh: một là men theo đường nhựa, đi xe máy, xe đạp hay đi bộ từ chân núi đến đỉnh núi; hai là phám phá cung đường trekking (chỉ trekking, không tham quan các danh thắng). Điểm trừ của cung đường trekking là ban đầu bạn sẽ di chuyển bằng xe đạp, xe máy, tiếp đó mới đi bộ theo đường rừng. Điểm cộng là dù bạn chọn cung đường nào, thì các thành viên nhí (từ 6 tuổi trở lên) cũng có thể đi cùng - Ảnh: Bào Đường Xuyên Việt
Nếu không mang theo lều để cắm trại, bạn có thể liên hệ các đơn vị ở khu vực gần suối Tiên, thuộc núi Dinh để thuê lều, đặt dịch vụ ăn uống cho chuyến về rừng của gia đình trong dịp này của năm - Ảnh: Bào Đường Xuyên Việt
Nếu không mang theo lều để cắm trại, bạn có thể liên hệ các đơn vị ở khu vực gần suối Tiên, thuộc núi Dinh để thuê lều, đặt dịch vụ ăn uống cho chuyến về rừng của gia đình trong dịp này của năm - Ảnh: Bào Đường Xuyên Việt

An Huỳnh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI