Nỗi ám ảnh chết người

09/09/2014 - 15:54

PNO - PN - “Công việc của tôi là đeo bám những dòng tin thời sự từ chiến trường ác liệt. Nó khiến tôi mắc chứng rối loạn tâm thần sau khi chứng kiến nhiều điều quá kinh hãi”. Nữ phóng viên tự do người Anh gốc Palestine Nadine Marroushi...

edf40wrjww2tblPage:Content

Noi am anh chet nguoi

Phóng viên Nadine Marroushi - Ảnh: Telegraph

Nadine không thể tiếp tục giữ mãi nỗi niềm riêng sau khi IS công khai băng ghi hình hai vụ hành quyết dã man các nhà báo Mỹ Steven Sotloff và James Foley. Nadine Marroushi nói: “Chứng kiến cảnh James và Steven bị tước đoạt mạng sống, nó khiến những ký ức mà tôi đã cố quên cứ tràn về. Mạng sống chính là cái giá chúng tôi phải đánh đổi để có được đặc quyền là nhân chứng sống cho những gì đang diễn ra ở Trung Đông khốc liệt”.

Nadine được giao phụ trách khu vực Ai Cập vào tháng 7/2011. Cô viết cho hãng Bloomberg, tờ tiếng Anh Al-Masry Al-Youm của Ai Cập, Financial Times cùng một số hãng tin khác thuộc thế giới Ả Rập… Cô kể: “Sau ba năm, tôi mắc phải hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Nó cũng giống như hội chứng mà những cựu binh thường gặp, được báo chí nhắc đến như cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường Iraq và Afghanistan. Thế nhưng, những phóng viên như tôi tránh nhắc đến chúng, để đảm bảo uy tín cũng như tính khách quan cho bài báo của mình, tránh gây hoang mang cho độc giả”.

Noi am anh chet nguoi

Bức ảnh Nadine chụp vào đầu năm 2014, mô tả một nhà thờ bị cháy, khi làn sóng bạo lực gia tăng ở nước này

Vài ngày sau khi đến Ai Cập nhận nhiệm vụ, Nadine đã chứng kiến cảnh xung đột và đàn áp khiến 1.000 người thiệt mạng chỉ trong ngày 14/8/2011. Đó là ngày đẫm máu nhất ở Ai Cập kể từ khi bất ổn chính trị bùng phát ở đất nước này. Nhật ký tác nghiệp của Nadine cũng ghi lại chi tiết thời điểm cô đến Bán đảo Sinai gần biên giới Israel và Palestine vào tháng 9/2013 để đưa tin. Cô chứng kiến phóng viên địa phương bị bắn chết hoặc bắt giữ trong khi cô may mắn trà trộn thành công vào đám đông dân chúng.

Tất cả động lực khiến Nadine dấn thân là sự tò mò và ham muốn được truyền tải chính xác những gì mình chứng kiến với độc giả. Đây cũng là nơi hiếm có phóng viên các hãng tin nước ngoài tiếp cận. Mỗi ngày làm việc, Nadine phải chịu đựng những hành vi quấy rối khiếm nhã từ những người đàn ông xung quanh mình. Đầu năm 2013, cô tình nguyện cùng một nhóm phụ nữ tham gia bảo vệ phụ nữ khỏi bị lợi dụng, xâm phạm trong các cuộc biểu tình ở Quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo. Nhưng điều đáng tiếc vẫn xảy ra khi cuối mỗi cuộc biểu tình như thế, hàng chục phụ nữ lại trở thành nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp tập thể.

Năm 2013, trong một lần trở lại Anh để tham gia đợt tập huấn định kỳ, Nadine phát hiện mình đã có một số biểu hiện tâm lý bất thường. Cô không thể tập trung trong suốt quá trình tập huấn. Với bất cứ người đàn ông nào mà Nadine tiếp xúc, cô cũng có cảm nhận sợ hãi khi nhìn vào mắt họ. Nỗi ám ảnh từ những gì cô trải qua ở Ai Cập khiến cô nghĩ những người đàn ông quanh mình đều muốn… tấn công cô. Bất cứ khi nào nghe tiếng máy bay cũng khiến Nadine nhớ lại cảnh tượng những chiếc trực thăng chiến đấu Apache đang quần thảo phía trên đám đông người biểu tình ở Ai Cập và sẵn sàng oanh tạc.

Noi am anh chet nguoi

Nhà báo tự do James Foley là nhà báo Mỹ đầu tiên bị IS chặt đầu và công bố với thế giới- Ảnh: AFP

May mắn cho Nadine, cô vô tình tìm thấy những bài thảo luận về PTSD trên một trang mạng. Thế là cô chủ động tìm đến Trung tâm Dart, có trụ sở ở New York, chuyên nghiên cứu và trị liệu tổn thương cho người làm nghề báo để tiếp nhận điều trị tâm lý. Sau đó, cô dành thời gian du lịch đến Nepal để tạm quên những cơn ác mộng.

Nghề báo luôn được xếp là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2013, có 71 nhà báo bị giết, gần 40 người bị bắt cóc hoặc mất tích.

Trong một nghiên cứu được công bố đầu năm 2014 của Bộ Cựu chiến binh Mỹ cho thấy, những phóng viên chiến trường có xu hướng sử dụng rượu bia nhiều hơn hẳn để giải tỏa căng thẳng. Bộ này đưa ra lời khuyên, căn bệnh PTSD, nhất là với những phóng viên chiến trường, càng im lặng giấu kín sẽ càng khó chữa và dễ hủy hoại cuộc đời về sau.

 THIÊN ANH (Theo Telegraph, USA Today, ptsd.va.gov)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI