Những người "ăn cơm đứng" giữ nghề

25/05/2025 - 11:13

PNO - Đằng sau những sợi tơ óng ánh, những tấm vải đũi mộc mạc là bao vất vả của những người gắn bó với nghề “ươm tằm kéo tơ” đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Diễn Kim là xã ven biển thuộc huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), được biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ nổi danh xứ Nghệ từ bao đời nay. Dù phải thức khuya dậy sớm, làm việc liên tục giữa trời nắng hay lạnh, nhiều người dân Diễn Kim vẫn bám trụ với nghề như một cách gìn giữ ký ức quê hương và nét đẹp văn hóa dân tộc. Nhờ vậy, nhiều vườn dâu vẫn vươn lên xanh tốt, nằm xen lẫn trong những ngôi nhà cao tầng đang đua nhau “mọc” lên.
Xã ven biển Diễn Kim (thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) được biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ nổi danh xứ Nghệ từ bao đời. Đến nay, nhiều người dân Diễn Kim vẫn bám trụ với nghề. Nhiều vườn dâu vẫn xanh tốt, nằm xen lẫn giư· những ngôi nhà cao tầng.
Gần 30 năm bám nghề, bà Nguyễn Thị Thanh (58 tuổi, trú xã Diễn Kim) nói rằng, nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả, phải thức khuya dậy sớm, như nuôi con mọn. “Trước đây, ông cha có câu nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng là vậy. Giờ tuy đỡ vất vả hơn, nhưng hầu như lớp trẻ không ai làm nữa, chỉ có lớp già chúng tôi gắng bám trụ với nghề” - bà Thanh nói và cho hay, chỉ riêng việc hái lá dâu cho tằm ăn cũng đã cầu kỳ. Tùy vào chu kỳ sinh trưởng của con tằm, họ sẽ thu hoạch lá dâu đang ở độ lá bánh tẻ hay lá già để chúng được phát triển một cách tốt nhất.
Bà Nguyễn Thị Thanh (58 tuổi, trú xã Diễn Kim) đã theo nghề 30 năm, bà nói, nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả, phải thức khuya dậy sớm, như nuôi con mọn. "Giờ tuy đỡ vất vả hơn, nhưng hầu như lớp trẻ không ai làm nữa, chỉ có lớp già chúng tôi gắng bám trụ với nghề” - bà nói và cho hay, chỉ riêng việc hái lá dâu cho tằm ăn cũng đã cầu kỳ. Tùy vào chu kỳ sinh trưởng của con tằm, lá dâu sẽ được thu hoạch khi đang ở độ lá bánh tẻ hay lá già để chúng phát triển tốt nhất.
Một vụ nuôi tằm kéo dài 20-30 ngày tùy thuộc thời tiết, bán xong kén thì vào vụ mới. Với 3 tấm trứng tằm (100.000 đồng/tấm), mỗi vụ tằm vợ chồng bà Thanh thu về 40-50kg kén, thu về khoảng 6 triệu đồng. “Tuy vất vả nhưng tính ra thu nhập vẫn cao gấp nhiều lần so với trồng lúa” - bà Thanh nói.
Một vụ nuôi tằm kéo dài 20-30 ngày tùy thời tiết, bán xong kén thì vào vụ mới. Với 3 tấm trứng tằm (100.000 đồng/tấm), mỗi vụ tằm, gia đình bà Thanh thu về 40-50kg kén, thu về khoảng 6 triệu đồng. “Tuy vất vả nhưng tính ra thu nhập vẫn cao gấp nhiều lần so với trồng lúa” - bà Thanh nói.
Kén chín, người dân sẽ gỡ ra khỏi né để nhập cho các cơ sở thu mua với giá 140.000 đồng/kg. Đây cũng giai đoạn quan trọng nhất của sản xuất tơ tằm. Bà Nguyễn Thị Thu (61 tuổi, trú xã Diễn Kim) nói rằng, nếu thuận lợi thì thu nhập từ nghề nuôi tằm khá cao. Song tằm rất khó nuôi, nhạy cảm với thời tiết. “Nếu trời mưa gió, sấm chớp, tằm sẽ chết, kén hỏng, nếu nóng quá cũng không được” - bà Thu nói.
Kén chín sẽ gỡ ra khỏi né để nhập cho các cơ sở thu mua với giá 140.000 đồng/kg. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của sản xuất tơ tằm. Bà Nguyễn Thị Thu (61 tuổi, trú xã Diễn Kim) cho biết, nếu thuận lợi thì thu nhập từ nghề nuôi tằm khá cao. Song tằm rất khó nuôi, nhạy cảm với thời tiết. “Nếu trời mưa gió, sấm chớp, tằm sẽ chết, kén hỏng, nóng quá cũng không được” - bà Thu nói.
Bà Bùi Thị Lệ (68 tuổi, trú xã Diễn Kim) là cơ sở thu mua kén và ươm tơ lớn nhất xã Diễn Kim cho biết, hiện đang cung ứng giống và thu mua kén cho 20 hộ dân. Nhờ chất lượng và màu sắc đẹp, tơ tằm Diễn Kim được các cơ sở dệt thổ cẩm ở miền Tây Nghệ An, cơ sở thu mua ở Hà Nội, Nam Định và thị trường Lào ưa chuộng, thu mua với giá 700.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg tùy loại.
Bà Bùi Thị Lệ (68 tuổi, trú xã Diễn Kim) là chủ cơ sở thu mua kén và ươm tơ lớn nhất xã Diễn Kim cho biết, hiện đang cung ứng giống và thu mua kén cho 20 hộ dân. Nhờ chất lượng và màu sắc đẹp, tơ tằm Diễn Kim được các cơ sở dệt thổ cẩm ở miền Tây Nghệ An, cơ sở thu mua ở Hà Nội, Nam Định và thị trường Lào ưa chuộng, thu mua với giá 700.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg tùy loại.
Kén sau khi thu mua, được công nhân ở các cơ sở làm nghề ươm tơ kéo sợi luộc trên nồi nước sôi. Người luộc phải dùng đũa đảo liên tục để lấy mối tơ.
Kén sau khi thu mua, được công nhân ở các cơ sở làm nghề ươm tơ kéo sợi luộc trên nồi nước sôi. Người luộc phải dùng đũa đảo liên tục để lấy mối tơ.
Sau khi lấy mối tơ, kén được đưa lên một khung chứa đầy nước với nhiệt độ ổn định ở mức 80 độ C để kéo sợi. Cứ 10 sợi kén se thành một sợi tơ. Ở công đoạn này, người thợ phải túc trực để “bắt mối” sợi lên máy và nhanh tay, nhanh mắt để phát hiện sợi tơ bị đứt để nối lại.
Sau khi lấy mối tơ, kén được đưa lên một khung chứa đầy nước với nhiệt độ ổn định ở mức 80 độ C để kéo sợi. Cứ 10 sợi kén se thành một sợi tơ. Ở công đoạn này, người thợ phải túc trực để “bắt mối” sợi lên máy và nhanh tay, nhanh mắt phát hiện sợi tơ bị đứt để nối lại.
Mỗi ngày cơ sở ươm tơ của bà Lệ tiêu thụ 100 kén, kéo được hơn 10kg tơ. Ngoài 3 người trong gia đình, bà Lệ còn phải thuê thêm 5 lao động phụ trách công đoạn ươm tơ, kéo sợi với tiền công 300.000 đồng/ngày.
Mỗi ngày, cơ sở ươm tơ của bà Lệ tiêu thụ 100 kén, kéo được hơn 10kg tơ. Ngoài 3 người trong gia đình, bà Lệ còn phải thuê thêm 5 lao động phụ trách công đoạn ươm tơ, kéo sợi với tiền công 300.000 đồng/ngày.
Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ dâu tằm tơ và nông nghiệp Diễn Kim - cho biết, toàn xã hiện có hơn 50 hộ trồng dâu nuôi tằm và 10 cơ sở làm nghề ươm tơ kéo sợi. Các cơ sở ở xã Diễn Kim sản xuất và bán ra thị trường 300-400 kg sợi tơ mỗi tháng. Tơ tằm Diễn Kim được thu mua để nhập cho các công ty dệt lụa, gấm, thảm ở trong nước hoặc xuất khẩu sang Ấn Độ, Indonesia.
Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ dâu tằm tơ và nông nghiệp Diễn Kim - cho biết, toàn xã hiện có hơn 50 hộ trồng dâu nuôi tằm và 10 cơ sở làm nghề ươm tơ kéo sợi. Các cơ sở ở xã Diễn Kim sản xuất và bán ra thị trường 300-400kg sợi tơ mỗi tháng. Tơ tằm Diễn Kim được thu mua để nhập cho các công ty dệt lụa, gấm, thảm trong nước hoặc xuất khẩu sang Ấn Độ, Indonesia.
Nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập ổn định với tổng doanh thu 4 tỉ đồng mỗi năm cho người dân xã Diễn Kim, song đang đứng trước nguy cơ mai một. Theo ông Trường, làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ đang hoạt động cầm chừng, khó có khả năng mở rộng do thiếu đất trồng dâu. Nếu giai đoạn những năm 1990, được xem là thời kỳ hoàng kim của nghề, toàn xã có hơn 300ha trồng dâu, thì nay chỉ còn khoảng 50ha. “Mỗi năm có 5-7 hộ dân không còn theo nghề do diện tích đất trồng dâu bị thu hẹp. Nguồn cung kén giảm sút khiến các cơ sở ươm tơ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất” - ông Trường nói.
Nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập ổn định với tổng doanh thu 4 tỉ đồng mỗi năm cho người dân xã Diễn Kim, song đang đứng trước nguy cơ mai một. Theo ông Trường, làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ đang hoạt động cầm chừng, khó có khả năng mở rộng do thiếu đất trồng dâu. Nếu giai đoạn những năm 1990, được xem là thời kỳ hoàng kim của nghề, toàn xã có hơn 300ha trồng dâu, thì nay chỉ còn khoảng 50ha. “Mỗi năm có 5-7 hộ dân không còn theo nghề do diện tích đất trồng dâu bị thu hẹp. Nguồn cung kén giảm sút khiến các cơ sở ươm tơ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất” - ông Trường nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI