Những chính sách mới trong tuyển sinh

06/03/2014 - 16:57

PNO - PN - Dù năm nào cũng diễn ra, nhưng do đối tượng thí sinh (TS) luôn thay đổi, các quy định tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thường xuyên chỉnh lý, nên TS cần hết sức lưu ý. Mùa tuyển sinh năm nay, TS cần lưu ý gì?

edf40wrjww2tblPage:Content

Tiếp tục giảm chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế, sư phạm

Dù Bộ GD-ĐT chưa công bố tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ cho kỳ tuyển sinh ĐH năm nay, nhưng theo Bộ GD-ĐT, để nâng chất lượng đào tạo hệ chính quy, chỉ tiêu đào tạo ĐH-CĐ năm nay không tăng, thậm chí sẽ giảm. Riêng ở nhóm ngành kinh tế (các ngành tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh) chỉ tiêu tuyển đã giảm rất mạnh (từ 30-50% ở các trường) vào năm 2013, năm nay sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, ở các nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, y dược, nghệ thuật, chỉ tiêu sẽ tăng. Đối với ngành sư phạm, vì nhân lực đào tạo ra đang quá thừa nên chỉ tiêu đã giảm khoảng 20% ở ĐH, 10% ở CĐ trong kỳ tuyển sinh năm ngoái. Năm nay sẽ tiếp tục cắt giảm.

Học lực trung bình được đăng ký thi vào các trường công an

Điều kiện thi vào các trường công an năm nay có sự thay đổi. Cụ thể, trong kỳ tuyển sinh năm 2014, TS chỉ cần đạt học lực trung bình là được tham gia sơ tuyển (thay vì quy định các môn dự thi phải đạt từ 6 trở lên, các môn còn lại phải từ 5 trở lên như năm trước). Nhưng, vẫn không dễ trúng tuyển dù điều kiện được nới lỏng. Năm 2013, Học viện Cảnh sát nhân dân có 21.000 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) trong khi chỉ tiêu tuyển chỉ khoảng 1.000, điểm chuẩn vì thế bị đẩy lên rất cao. Vì trường chỉ tuyển 10% nữ (tỷ lệ này áp dụng cho cả các trường CĐ và trung cấp công an), nên điểm chuẩn đối với nữ lại tiếp tục bị đẩy lên, từ 25-27,5 điểm tùy khối thi. Theo Tiến sĩ Trần Hồng Quang - Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Học viện, các nữ TS phải hết sức cân nhắc trước khi đăng ký dự thi để tránh lãng phí cơ hội.

Nhũng chính sách mói trong tuyẻn sinh

Sinh viên ĐH Hoa Sen trong giờ học đồ họa

Tuyển riêng: vẫn phải học tốt - thi tốt

Năm nay, sẽ có khoảng 30 trường ĐH - CĐ được Bộ cho phép tuyển sinh riêng, nhiều trường trong số này sẽ thực hiện cả ba phương án là thi tuyển theo “ba chung”, xét tuyển theo học bạ THPT và xét tuyển kết hợp thi tuyển. Vì thế, theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, TS cần cẩn thận khi đăng ký dự tuyển để biết ngành mình dự tuyển sẽ tuyển theo phương thức nào, thi hoặc xét những môn gì. Nhưng dù có thi “ba chung” hay kết hợp thi với xét thì nội dung thi vẫn nằm trong chương trình THPT và điểm các môn văn hóa ở bậc học phổ thông vẫn là tiêu chí quan trọng nhất khi xét tuyển, TS vẫn cần phải làm bài thật tốt ở tất cả các kỳ kiểm tra lớp 12, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH ở những môn dự định tham gia xét, để có lợi thế khi dự tuyển.

Trong kỳ thi năm nay, ngoài hai đợt thi của kỳ thi “ba chung”, nếu muốn, TS vẫn có quyền tham dự thêm hai đợt thi khác vào các trường thi riêng. Vì thế, theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, “cơ hội để các TS được vào ĐH là cao hơn mùa tuyển sinh năm 2013”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Cường, dù cơ hội có rộng mở, TS vẫn phải cân nhắc trước khi đăng ký dự tuyển và học để tránh những hệ lụy về sau như: ngành học không phù hợp với sở thích và khả năng, chán học, bỏ học, mất tiền, mất thời gian và công sức, thậm chí gặp khó khăn trong công việc hoặc bỏ nghề sau khi ra trường.

Đối tượng và khu vực ưu tiên

Theo dự tính của Bộ GD-ĐT, đối tượng và khu vực trong chính sách ưu tiên tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay sẽ thay đổi so với năm 2013.

Về khu vực ưu tiên, với khu vực 1, trước đây được quy định là những địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính phủ) thì nay quy định lại: khu vực 1 là các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 (xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định hiện hành.

Về đối tượng ưu tiên: trước đây, công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì thuộc đối tượng 01 trong nhóm ưu tiên 1, nay đối tượng này được bổ sung một điều kiện là phải ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn những đối tượng không thuộc vùng khó khăn sẽ chỉ được ưu tiên ở nhóm ưu tiên 2 và thuộc đối tượng 06. “Những TS trước đây thuộc KV1, KV2- NT và đối tượng ưu tiên 01 (có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số) phải hết sức lưu ý điểm thay đổi này khi làm hồ sơ ĐKDT để tránh rắc rối về sau”, ông Nguyễn Quốc Cường lưu ý.

Ngoài ra, đối tượng ưu tiên thuộc diện chính sách cũng bổ sung thêm người khuyết tật, con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; con của người có công giúp đỡ cách mạng… Đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH cũng được mở rộng với những TS đoạt giải nhất, nhì, ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ tổ chức, TS đoạt giải khuyến khích trong các hội thi này thì được tuyển thẳng vào CĐ.

Những lưu ý khác:

Vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo ở nhiều trường, hiện các trường đang thực hiện giải trình. TS cần lưu ý kỹ thông tin về những ngành này (xem kỹ thông tin trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH- CĐ 2014 hoặc trên website của Bộ GD-ĐT - www.moet.gov.vn) trước khi ĐKDT, để tránh hồ sơ không hợp lệ.

Thu nhận hồ sơ ĐKDT của TS nhiều năm, ông Cường cho biết, TS thường nhầm lẫn giữa mục 2 và mục 3 trên hồ sơ ĐKDT. TS cần lưu ý: mục 3 không phải là nguyện vọng 2 mà là mục dành cho các trường không tổ chức thi tuyển. Ví dụ: TS ĐKDT vào trường A nhưng là để lấy kết quả xét vào trường B (không tổ chức thi) thì điền vào mục này.

Văn Hiền

Nhũng chính sách mói trong tuyẻn sinh Nhũng chính sách mói trong tuyẻn sinh

Nhũng chính sách mói trong tuyẻn sinh Nhũng chính sách mói trong tuyẻn sinh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI