Nhận thiếu 500 triệu tiền bồi thường: Nhầm nhưng vẫn không sai...

10/05/2016 - 16:02

PNO - Theo BQLDA, trả tiền cho nhà bà Thanh là trả theo quyết định của quận chứ không phải tự nhiên không có quyết định lại mang một đống tiền đi trả.

Những ngày qua, thông tin phản ánh của gia đình bà Nguyễn Thị Tân (80 tuổi, trước kia trú tại số 6 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) về việc khi tiến hành giải phóng mặt bằng tại địa chỉ số 6 Nguyễn Lương Bằng năm 2012, để phục vự dự án đường Vành đai I (Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) đang khiến dư luận lại đặt câu hỏi về việc đá đẩy trách nhiệm của các cơ quan công quyền.

Hơn 2 năm qua, mặc dù đã chạy đi chạy lại giữa các bên và có nhiều đơn thư, đường mới cũng đã hoạt động hơn 1 năm nhưng hộ gia đình bà Tân vẫn chưa nhận lại được toàn bộ số tiền giải phóng mặt bằng của mình.

Nhan thieu 500 trieu tien boi thuong: Nham nhung van khong sai...
Hơn 2 năm qua gia đình bà Tân vẫn chưa nhận lại được số tiền còn thiếu là 467 triệu đồng.

Không phải trả nhầm tiền...

Trao đổi với báo Phụ Nữ TP.HCM trước thông tin phản ánh từ gia đình bà Tân, ông Phạm Đình Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án (BQLDA) trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: "Thực tế không phải là trả nhầm. Có 2 quyết định thì bà Tân và bà Thanh ở cùng 2 nhà song song, phương án được phê duyệt năm 2012 ban đầu thì căn cứ vào xác định sổ đỏ của gia đình thì quận đã phê duyệt phương án cho 2 gia đình và Ban cũng đã trả tiền cho các hộ gia đình.

Gia đình bà Tân cũng có đơn kiến nghị về việc đất của nhà bà Tân ở bên này nhưng bà Tân vẫn sở hữu tầng 2 của nhà bà Thanh. Bà Tân kiến nghị rất lâu nhưng không cung cấp bất cứ một giấy tờ gì để chứng minh bà Tân đang sở hữu tầng 2 trên nhà bà Thanh mà chỉ sở hữu duy nhất một cái sổ đỏ là sở hữu nhà bên cạnh. Thế nên phương án đập năm 2012 theo tài liệu hiện có và trả cho 2 hộ gia đình khi đó là đúng".

Nhan thieu 500 trieu tien boi thuong: Nham nhung van khong sai...
Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội.

Ông Tuấn cho hay, về sau xuất hiện một người thứ 3 (người này là chủ trước đó của căn nhà bà Thanh). Bà Phương cũng vào tranh chấp quyền của nhà bà ấy trên tầng 2 của nhà bà Thanh đang ở. Khi tranh chấp quyền lợi vào năm 2014 bà Phương có đưa ra 1 bản án của Tòa án Hà Nội năm 1992.

Trên cơ sở bản án đó, Hội đồng cũng mời tòa án họp để xác định quyền lợi thực chất là của ai. Hội đồng mời cả toàn án quận và VKS đến để giải thích về bản và người ta kết luận là bà Tân được sở hữu nên chung tôi chấp hành thôi. Bản chất là không giải quyết được triệt để nguồn tiền cho người ta.

Thời điểm đó mới xác định quyền lợi tầng 2 đó cho nhà bà Tân, đồng thời lập phương án điều chỉnh lại mức đền bù bớt của nhà bà Thanh 30% đất và đền bù lại cho bà Tân 567 triệu đồng.

Theo ông Tuấn, trong phương án về nhà bà Tân hiện giờ còn có những tồn tại, nhưng Hội đồng có quyết định thì BQLDA vẫn phải chấp hành, tuy nhiên vẫn đề nghị quận Đống Đa làm rõ. Có một số điểm không rõ, sổ đổ của nhà bà Tân có 20,3m thế nhưng theo bản án người ta nói rằng bà Tân có quyền sở hữu trên tần 2 nhà bà Thanh.

"Khi giải phóng mặt bằng thì đến đo hiện trạng ở nhà và chủ nhà xác nhận vào biên bản tình trạng, chứ không phải tự làm,tự đo đất đo nhà. Còn khi có phương án lên nhà bà Tân đã có kiến nghị nhưng bà ấy không có bằng chứng gì để chứng minh, nên là phần sở hữu của nhà bà Tân trên nóc nhà bà Thanh chúng tôi vẫn còn băn khoăn lắm nhưng chúng tôi vẫn chấp hành bởi vì Hội đồng đã quyết định", vị lãnh đạo BQLDA cho hay.

Nhan thieu 500 trieu tien boi thuong: Nham nhung van khong sai...
Hình ảnh căn nhà của gia đình bà Tân (bên trái) và bà Thanh trước khi giải phóng mặt bằng. Ảnh: Gia đình cung cấp

Theo các lập luận trên, ông Tuấn khẳng định lại: "Bảo trả nhầm tiền thì không phải nhầm, đợt 1 trả đúng phương án rồi, đợt 2 điều chỉnh lại thì phải trả lại theo phương án điều chỉnh".

Quận đã không lựa chọn phương án giải quyết

Nói về những khó khăn trong việc giải quyết dứt điểm sự việc, trả lại số tiền còn thiếu cho gia đình bà Tân, vị đại diện BQLDA cho rằng còn vướng ở 1 điểm.

"Khi quận Đống Đa phê duyệt để điều chỉnh thì không đòi được số tiền đã đền bù cho bà Thanh, rất là nhiều thủ tục.

Công an đã mời bà Thanh lên làm việc và đang nghiên cứu để truy tố tội chiếm đoạt tiền nhà nước vì bà ấy trả có 100 triệu đồng, số tiền còn lại bà Thanh đòi trả 2 triệu đồng/tháng đến khi hết thì thôi, tức là phải khoảng 20 năm. Bà Thanh nói rằng không có đủ khả năng trả.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI