Nhạc cổ điển: Đã hết cảnh chợ chiều?

23/08/2013 - 20:39

PNO - PN - Sau bảy đêm diễn, Giai điệu mùa thu 2013 đã khép lại vào tối 22/8 với nhiều tín hiệu phấn khởi, khi hầu hết các đêm diễn khán giả đều lấp đầy khán phòng, thậm chí, đêm vũ kịch Cô bé Lọ Lem còn “cháy vé”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo ông Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM (HBSO), nếu trước đây những chương trình biểu diễn định kỳ của HBSO vào mỗi tháng tại Nhà hát Thành phố đều rơi vào cảnh “chợ chiều”, thậm chí đến vé mời... cũng ế, thì nay tình hình đã khác. Chương trình Giai điệu trẻ của đơn vị đã bắt đầu được khán giả trẻ săn lùng vé và gần đây là thường xuyên cháy vé. Vở múa đương đại Chạm tay vào quá khứ được nhiều khán giả xem đi xem lại. Mặt khác, cách đây chỉ vài năm, trong những chương trình hòa nhạc cổ điển, khán giả là người nước ngoài chiếm đến 70 - 80% thì hiện tại, khán giả Việt là chủ yếu. Ngoài việc khán giả lấp đầy khán phòng, điều đáng vui mừng là khán giả đã đến với những đêm biểu diễn trong tâm thế thưởng thức thật sự, đầy trân trọng và hiểu biết. Với Nhạc viện TP.HCM, nhiều chương trình hòa nhạc cũng có những tín hiệu tích cực. Thậm chí, nhiều đêm diễn không phải trong một nhà hát sang trọng, chỉ ở một trung tâm văn hóa quận như đêm diễn của nhạc sĩ Đỗ Kiên Cường - giảng viên Nhạc viện tại Trung tâm Văn hóa Q.11 cũng đạt được một lượng khán giả ổn định. Điều đó cho thấy, nhạc hàn lâm không phải là không có khán giả.

Nhac co dien: Da het canh cho chieu?

Một đêm nhạc nằm trong Giai điệu mùa thu 2013 - Ảnh: Hoàng Sơn

Thực tế, để có được số lượng khán giả ổn định như hiện nay, những đêm diễn của Nhạc viện TP.HCM tại các quận, huyện đã phải trải qua những ngày tháng khá “đau lòng”: khán giả đến với tâm trạng “xem cho biết” vì đó là chương trình miễn phí, để rồi năm phút sau lũ lượt ra về vì… không hiểu. “Giờ thì hầu hết các chương trình của Nhạc viện khán giả đến với trang phục lịch sự, thưởng thức đúng nghĩa. Sự thay đổi trong nhận thức về nhạc cổ điển mới là điều quan trọng, hơn cả việc số lượng khán giả ngồi trong khán phòng hôm đó là bao nhiêu”, một đại diện của Nhạc viện cho biết. Tương tự, HBSO từng một thời chịu cảnh “đau lòng” không kém, khi ngay đến sinh viên ngành nhạc cổ điển cũng thờ ơ với chiếc vé mời những đêm hòa nhạc được dàn dựng công phu, diễn ra trong nhà hát lớn nhất thành phố. Chính vì thế, thành quả nhỏ nhoi hiện tại không hề ngẫu nhiên, mà là kết quả của một hành trình dài quyết tâm đưa nhạc hàn lâm đến gần khán giả. “Nhiều người nghĩ, để đến gần khán giả Việt thì phải hạ thấp những yêu cầu cần có của nhạc cổ điển, nhưng nghĩ thế là sai! Đại chúng hóa không có nghĩa là “dở hóa”, là hạ thấp chất lượng”, ông Trần Vương Thạch cho biết. Đại chúng hóa trong trường hợp này là bắt đầu từ những gì thân quen nhất đối với khán giả Việt. Do đó, một mặt vẫn duy trì những đêm hòa nhạc tác phẩm đỉnh cao của thế giới, một mặt HBSO vẫn trình diễn những chương trình nhẹ nhàng, đậm bản sắc dân tộc.

Thực tế, nếu xét đến số tiền thu về từ bán vé thì số thu là chưa đáng kể, không xứng đáng với tài năng và sự khổ luyện của các nghệ sĩ. Nhưng, với những chuyển biến hiện nay, lòng tin về sự thay đổi là có cơ sở. Với nhạc cổ điển, khán giả trong tương lai đã và đang được hình thành ngay lúc này.

 Vũ Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI