PNO - “Cổ vật kể chuyện Xuân” là chuyên đề mới nhất được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Quy tụ gần 150 cổ vật, cuộc trưng bày đưa khán giả “du xuân” qua nhiều không gian văn hóa khác nhau.
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (trái) nhận tranh từ Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM Lê Thanh Nghĩa |
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM mở cuộc trưng bày chuyên đề Cổ vật kể chuyện Xuân. Đây là cuộc trưng bày quy mô lớn với gần 150 cổ vật, hiện vật tiêu biểu thuộc sở hữu của bảo tàng cùng 16 nhà sưu tập đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Thanh Nghĩa - Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM - cho biết: “Các cổ vật, hiện vật được trưng bày có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc… với nhiều chất liệu, loại hình đa dạng và phong phú. Chiếm số lượng nhiều nhất là gốm sứ Việt Nam từ thời Trần, Lê, Nguyễn có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XX, thể hiện một diện mạo đa sắc, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng như thông điệp từ quá khứ đã được lưu giữ đến nay”.
![]() |
Không gian tết cổ truyền cũng được tái hiện qua hình ảnh bàn thờ gia tiên được trưng bày với các đồ thờ cúng, mâm ngũ quả, hoành phi, câu đối… |
Trong dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng giới thiệu đến khách tham quan những bộ trang phục, trang sức đi kèm của phụ nữ trong ngày đầu năm mới. Qua đó phản ánh rõ nét những sinh hoạt đời sống về văn hóa, thời trang, cách làm đẹp của phụ nữ thời xưa.
Tại triển lãm, khu vực trưng bày ông địa và heo đất được chú ý. Bộ sưu tập ông địa ngày xuân do nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín mang đến với 9 tượng có niên đại từ năm 1920 đến 1980. Đa phần được làm bằng chất liệu gốm, chỉ riêng 1 tượng làm bằng gỗ. Các ông địa đều được tạc theo cùng 1 dáng là đang ngồi trên thân con hổ, thể hiện cho mong muốn được ngự trị, thuần hóa muôn thú, giữ yên cho vùng đất.
![]() |
Các tượng ông địa được trưng bày với 8 tượng chất liệu gốm, 1 tượng (phía trên cùng bìa phải) chất liệu gỗ |
Chia sẻ với Báo Phụ nữ TPHCM, nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín cho biết anh có sở thích sưu tập từ thời còn sinh viên, cách đây hơn 20 năm trước. Ban đầu anh sưu tập tem, hiện sở hữu khoảng 10.000 con tem. Sau đó chuyển qua sưu tầm đồ gốm, gỗ và ấm trà. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại thì anh tập trung sưu tầm về ông địa.
“Về tín ngưỡng, ông địa là thần đất mang đến sự trù phú, an lành cho người dân. Nhưng khác với nhiều vị thần khác thường phải uy nghi, ông địa khá gần gũi với mọi người, nhất là với trẻ con. Khi bắt đầu tập trung sưu tập ông địa, tôi bất ngờ vì khá đa dạng mẫu mã, chất liệu. Trải qua thời gian, về mẫu mã, hình dáng của ông địa cũng được thay đổi ứng với những thay đổi của xã hội, đời sống” - nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ.
![]() |
Nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín đang chia sẻ về các tượng ông địa với người xem |
Về tượng heo đất, ngoài cổ vật thuộc sở hữu của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ còn có một số hiện vật được nhà sưu tập Thân Việt Hùng mang tới. Các tượng được làm từ gốm Cây Mai, Lái Thiêu nổi tiếng trong thế kỷ XX. Trong quan niệm của người Việt, heo là con vật gần gũi, gắn bó với đời sống, cũng tượng trưng cho sự sung túc, ấm no.
Chuyên đề Cổ vật kể chuyện Xuân không chỉ là nơi trưng bày những hiện vật quý giá mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong mùa xuân.
Trưng bày chuyên đề dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 10/3/2025. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phục vụ xuyên tết cũng như tất cả các ngày trong năm. Do đó, đây là điểm hẹn khá thú vị để người dân chọn du xuân dịp tết này.
Một số không gian tại triển lãm:
![]() |
Bộ sưu tập ống heo thế kỷ XX được nhà sưu tập Thân Việt Hùng và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mang ra trưng bày |
![]() |
Phòng trưng bày áo dài qua các thời kỳ của phụ nữ Việt ngày xưa |
![]() |
Túi xách được làm bằng chất liệu kim loại với đường nét cực kỳ tinh xảo |
![]() |
Tượng phụ nữ Việt diện áo dài du xuân cũng thu hút sự quan tâm của người xem |
![]() |
Các trang sức như hoa tai, vòng đeo tay, mặt dây chuyền... từ thế kỷ XIX |
![]() |
Bình hoa Thiếu nữ du xuân làm từ chất liệu gốm Biên Hòa (trái) |
![]() |
Nhiều hoa văn trên bình gốm được thực hiện kỳ công, đẹp mắt |
![]() |
Áo dài mãng lan được thực hiện bằng vải dệt chỉ ngũ sắc từ thế kỷ XIX. Hiện vật được nhà sưu tập Phạm Hoàng Trâm mang đến. |
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Rất nhiều tăng ni, phật tử đã đến để thưởng lãm, chiêm nghiệm về một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ của văn hóa Phật giáo trong văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng có nhiều hoạt động trưng bày thú vị để phục vụ công chúng trong khoảng thời gian này.
Trăn trở tuồng cổ ở các làng quê bị mai một, bà Thâm dành trọn tâm huyết, mày mò may phục trang biểu diễn tuồng miễn phí suốt hàng chục năm qua.
Không chỉ ca sĩ trong nước, đêm nhạc mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn có sự tham gia của đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia.
Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 bàn về sự đóng góp của Phật giáo trong thúc đẩy hòa bình thế giới.
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, chương trình “Trò chuyện cùng thời gian” số tháng Năm lấy chủ đề “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế”.
Sau "Đèn âm hồn", đạo diễn Hoàng Nam thực hiện dự án "Em bé Mỹ Lai".
"Bông sen vàng" là tác phẩm của cố nhà văn Sơn Tùng, vừa được tái bản nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Từ khi đạo Phật được du nhập, truyền bá và phát triển ở Việt Nam, tư tưởng Phật giáo luôn được gắn liền với các tác phẩm văn học,
Tối ngày 6/5, sự kiện giao lưu chủ đề "Văn chương di dân: Khám phá những lịch sử ẩn giấu” sẽ được diễn ra vào lúc 19g, tại Deutsches Haus (quận 1).
BTC thông tin một số điểm cần lưu ý khi đến chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự.
Triển lãm Văn hóa Phật giáo “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ” trưng bày nhiều cổ vật, báu vật Phật giáo.
Đại Phật kỳ này được may bằng vải siêu bền đặc biệt theo truyền thống quốc tế, có 5 màu xanh – vàng - đỏ - trắng - cam.
"Hơi thở cùa gia vị trong gian bếp Việt" là cuốn sách dạy nấu ăn của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, vừa được phát hành.
“Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất...
Trở về sau Liên hoan sân khấu Busan (Hàn Quốc), đạo diễn Chánh Trực đã chia sẻ với Báo Phụ nữ TPHCM những trải nghiệm, suy nghĩ về sân khấu kịch TPHCM.
Cuộc thi ảnh “Đất nước ngàn hoa” trao 34 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc ghi lại vẻ đẹp non sông đất nước trong 50 năm qua.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đã từ giã cõi đời vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Ông để lại cho đời nhiều tựa/bộ sách có giá trị.