Lúa đổ trước ngày thu hoạch, nông dân “cắn răng” gặt non tránh nảy mầm

10/05/2024 - 09:10

PNO - Lúa đổ rạp do mưa lớn, nhiều nông dân ở Nghệ An đành phải gặt non tránh lúa nảy mầm sau thời gian bị ngâm nước.

Những ngày này, nông dân các vùng trồng lúa lớn của Nghệ An như huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu… đã bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Đợt mưa lớn những ngày đầu tháng 5 vừa qua đã khiến hàng trăm ha lúa ngã đổ, gây khó khăn cho việc thu hoạch.
Những ngày này, nông dân các vùng trồng lúa lớn của Nghệ An như huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu… đã bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Đợt mưa lớn những ngày đầu tháng Năm vừa qua đã khiến hàng trăm héc ta lúa ngã đổ, gây khó khăn cho việc thu hoạch.
Nhiều diện tích lúa ở huyện Diễn Châu đổ rạp sát đất. Để tránh lúa nảy mầm, người dân đã chủ động thoát hết nước trong ruộng lúa.
Nhiều diện tích lúa ở huyện Diễn Châu đổ rạp sát đất. Để tránh lúa nảy mầm, người dân đã chủ động thoát hết nước trong ruộng lúa.
Với những khu vực khó thoát nước, người dân buộc phải bó lúa lại thành từng cụm để hong phơi.
Với những khu vực khó thoát nước, người dân buộc phải bó lúa lại thành từng cụm để hong phơi.
Chị Nguyễn Thị Bình (trú xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu) cho biết, vụ lúa đông xuân này gia đình gieo cấy 5 sào lúa, song có tới 3 sào bị đổ do mưa lớn. “Đáng ra còn khoảng 5 ngày nữa thì lúa này mới chín. Nhưng không chờ được nữa, nếu chờ cho lúa chín hết thì những hạt chín sợ lại nảy mầm mất nên chúng tôi phải gặt trước” - chị Bình nói.
Chị Nguyễn Thị Bình (trú xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu) cho biết, vụ lúa đông xuân này, gia đình gieo cấy 5 sào lúa, song có tới 3 sào bị đổ do mưa lớn. “Đáng ra còn khoảng 5 ngày nữa thì lúa này mới chín. Nhưng không chờ được nữa, nếu chờ cho lúa chín hết thì những hạt chín sợ lại nảy mầm mất nên chúng tôi phải gặt trước” - chị Bình nói.
Để tránh “hao lúa”, chị Bình huy động người thân cùng gặt tay thay vì thuê máy gặt lúa như các năm trước. Theo chị, do lúa đã ngâm nước, lại ngã đổ xiêu vẹo, nên khi máy gặt hoạt động mạnh sẽ làm hạt lúa rụng rất nhiều.
Để tránh “hao lúa”, chị Bình huy động người thân cùng gặt tay, thay vì thuê máy gặt lúa như các năm trước. Theo chị, do lúa đã ngâm nước, lại ngã đổ xiêu vẹo, nên khi máy gặt hoạt động mạnh sẽ làm hạt lúa rụng rất nhiều.
Việc gặt lúa bằng tay khá vất vả, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Việc gặt lúa bằng tay khá vất vả, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Theo chị Bình, việc gặt lúa bằng tay hiện không chỉ mất sức, mà thậm chí còn tốn kém chẳng thu gì gặt máy. “Giờ gặt tay nắng nóng thế này thì phải mua nước ngọt, hoa quả để dưỡng sức cũng tốn kém lắm. Nhưng cũng phải chịu chứ biết làm sao” - chị Bình nói.
Theo chị Bình, việc gặt lúa bằng tay hiện không chỉ mất sức, mà thậm chí còn tốn kém chẳng thua gì gặt máy. “Giờ gặt tay nắng nóng thế này thì phải mua nước ngọt, hoa quả để dưỡng sức cũng tốn kém lắm. Nhưng cũng phải chịu chứ biết làm sao” - chị Bình nói.
Trong khi những người phụ nữ dùng liềm gặt lúa, bó lúa… những người đàn ông lại được giao nhiệm vụ vận chuyển lúa lên xe kéo đưa về nhà.
Trong khi những người phụ nữ dùng liềm gặt lúa, bó lúa…, những người đàn ông lại được giao nhiệm vụ vận chuyển lúa lên xe kéo đưa về nhà.
Theo người dân địa phương, năm nay lúa được mùa, năng suất đạt từ 350 - 400kg/sào. Tuy nhiên, với những diện tích lúa gặt non trước ngày thì năng suất chỉ còn đạt khoảng 300kg/sào. “Phải được vài ngày nữa thì lúa mới đẹp được, chứ giờ thấy còn nhiều hạt xanh quá, phơi xong nó cũng hao nhiều” - bà Trần Thị Xuân (trú xã Diễn Thái) nói.
Hiện lúa được các hợp tác xã thu mua với giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg ngay tại ruộng. Tuy nhiên, với những diện tích lúa bị ngã đổ, ngâm nước thì người dân không thể bán lúa tươi, mà buộc phải phơi khô, làm sạch mới có thể bán.
Hiện lúa được các hợp tác xã thu mua với giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg ngay tại ruộng. Tuy nhiên, với những diện tích lúa bị ngã đổ, ngâm nước thì người dân không thể bán lúa tươi, mà buộc phải phơi khô, làm sạch mới có thể bán.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI