Nông dân đội đèn gặt lúa đêm “trốn” nắng nóng khắc nghiệt

04/06/2023 - 06:47

PNO - Để tránh cái nắng gần 40 độ C song vẫn kịp mùa vụ, nhiều nông dân ở Nghệ An phải tranh thủ mang đèn pin ra ruộng gặt, gieo cấy lúa xuyên đêm.

 

Gần 19g tối, những cánh đồng lúa vàng óng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên huyên náo, lập lòe ánh đèn pin. Họ í ới gọi nhau mang xe, bao tải ra ruộng chờ máy gặt tới để thu hoạch lúa. Dưới ruộng máy gặt liên tục quay vòng, trên đường, mỗi gia đình cử 2-3 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, đưa lên xe chở về nhà.
Gần 19g tối, những cánh đồng lúa vàng óng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên huyên náo, lập lòe ánh đèn pin. Họ í ới gọi nhau mang xe, bao tải ra ruộng chờ máy gặt tới để thu hoạch lúa. 
Dưới ruộng máy gặt liên tục quay vòng, trên đường, mỗi gia đình cử 2-3 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, đưa lên xe chở về nhà.
Dưới ruộng máy gặt liên tục quay vòng, trên đường, mỗi gia đình cử 2-3 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, đưa lên xe chở về nhà.
Để tránh nắng nóng thiêu đốt da thịt những ngày qua, phần lớn nông dân ở địa phương này chọn cách ra đồng gặt lúa vào ban đêm. Bà Nguyễn Thị Dung (trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) cho biết, gia đình chỉ làm 2 sào lúa, song vì ban ngày quá nắng nóng, nên tranh thủ gặt lúa vào ban đêm để đảm bảo sức khỏe.
Để tránh nắng nóng thiêu đốt da thịt những ngày qua, phần lớn nông dân ở địa phương này chọn cách ra đồng gặt lúa vào ban đêm. Bà Nguyễn Thị Dung (trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) cho biết, gia đình chỉ làm 2 sào lúa, song vì ban ngày nắng quá nóng, nên tranh thủ gặt lúa vào ban đêm để đảm bảo sức khỏe.
Theo bà Dung, trước kia nông dân phải gặt bằng liềm, xong rồi đưa lúa về tuốt, mất nhiều công đoạn. Nay việc gặt dưới ruộng đã có máy, các hộ chỉ cần huy động nhân lực đến hỗ trợ, chờ đợi máy gặt xong rồi đóng vào bao chở về nhà.
Theo bà Dung, trước kia nông dân phải gặt bằng liềm, xong rồi đưa lúa về tuốt, mất nhiều công đoạn. Nay việc gặt dưới ruộng đã có máy, các hộ chỉ cần huy động nhân lực đến hỗ trợ, chờ đợi máy gặt xong rồi đóng vào bao chở về nhà.
Ông Phạm Văn Phượng (chủ máy gặt lúa) cho biết, mỗi đêm ông cùng 3 người khác điều khiển máy, gặt được khoảng 40-50 sào lúa cho người dân. Để tránh nắng, máy gặt của ông thường hoạt động từ 4g sáng đến 9g sáng rồi nghỉ; chiều bắt đầu từ lúc 18g đến khoảng 23g đêm. Những hôm nhu cầu người dân cao sẽ hoạt động đến gần sáng.
Ông Phạm Văn Phượng (chủ máy gặt lúa) cho biết, mỗi đêm ông cùng 3 người khác điều khiển máy, gặt được khoảng 40-50 sào lúa. Để tránh nắng, máy gặt của ông thường hoạt động từ 4g sáng đến 9g sáng rồi nghỉ; chiều bắt đầu từ lúc 18g đến khoảng 23g đêm. Những hôm nhu cầu người dân cao sẽ hoạt động đến gần sáng.
“Buổi ngày mà phơi mình giữa nắng gần 40 độ C này thì không chỉ chủ máy gặt cực mà người dân cũng mệt, thế nên chúng tôi tranh thủ gặt đêm nhiều hơn. Hơn nữa, nếu gặt đêm, nông dân cũng có thêm thời gian ban ngày để làm việc khác, hoặc phơi rơm, lúa…”, ông Phượng nói.
“Ban ngày mà phơi mình giữa nắng gần 40 độ C này thì không chỉ chủ máy gặt cực mà người dân cũng mệt, thế nên chúng tôi tranh thủ gặt đêm nhiều hơn. Hơn nữa, nếu gặt đêm, nông dân cũng có thêm thời gian ban ngày để làm việc khác, hoặc phơi rơm, lúa…”, ông Phượng nói.
Nhiều thửa ruộng không có bờ ngăn cách, chủ ruộng phải đứng trên bờ soi đèn pin, “cắm cờ” báo hiệu để máy gặt không lấn sang ruộng của người khác.
Nhiều thửa ruộng không có bờ ngăn cách, chủ ruộng phải đứng trên bờ soi đèn pin, “cắm cờ” báo hiệu để máy gặt không lấn sang ruộng của người khác.
Lúa được mùa, cảm giác mệt mỏi trong những ngày mùa của nông dân dường như cũng được vơi bớt.
Lúa được mùa, cảm giác mệt mỏi trong những ngày mùa của nông dân dường như cũng được vơi bớt.
Trong khi đó, nhiều cánh đồng lúa ở huyện Yên Thành (Nghệ An) đã bắt được gieo cấy vụ mùa mới. Hơn 22g đêm, những cánh đồng lúa ở xã Thọ Thành (huyện Yên Thành) vẫn rôm rả tiếng cười đùa. Vừa cấy lúa, họ vừa kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện để “quên” đi cái nóng, mệt…
Trong khi đó, nhiều cánh đồng lúa ở huyện Yên Thành (Nghệ An) đã bắt đầu gieo cấy vụ mùa mới. Hơn 22g đêm, những cánh đồng lúa ở xã Thọ Thành (huyện Yên Thành) vẫn rôm rả tiếng cười đùa. Vừa cấy lúa, họ vừa kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện để “quên” đi cái nóng, mệt…
“Mấy hôm nay nắng quá, ra ruộng chỉ được một lát là mồ hôi ướt hết cả áo chịu không nổi. Nhưng nếu không gieo cấy thì lại không kịp mùa vụ, bởi thế mấy hôm nay chúng tôi phải tranh thủ cấy lúa vào ban đêm cho mát”, bà Tạ Thị Vui (trú xã Thọ Thành) nói.
“Mấy hôm nay nắng quá, ra ruộng chỉ được một lát là mồ hôi ướt hết cả áo chịu không nổi. Nhưng nếu không gieo cấy thì lại không kịp mùa vụ, bởi thế mấy hôm nay chúng tôi phải tranh thủ cấy lúa vào ban đêm cho mát”, bà Tạ Thị Vui (trú xã Thọ Thành) nói.
Ánh sáng từ chiếc đèn pin đội trên đầu không đủ sáng, nhiều người còn phải mang theo đèn tích điện ra ruộng để thuận tiện cho việc cấy lúa.
Ánh sáng từ chiếc đèn pin đội trên đầu không đủ sáng, nhiều người còn phải mang theo đèn tích điện ra ruộng để thuận tiện cho việc cấy lúa.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội

    Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội 

    12-03-2024 06:21

    Lễ hội kén rể được người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

  • Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    10-03-2024 06:16

    Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.