Đưa chương trình "tiếng Anh bổ trợ" vào chính khóa: Vì sao cứ lẳng lặng?

30/09/2015 - 10:11

PNO - Nhà trường “âm thầm” triển khai chương trình tiếng Anh với người nước ngoài khiến nhiều giáo viên, phụ huynh bị động.

Nhiều phụ huynh (PH) và giáo viên (GV) tại Trường THCS Phước Bình (Q.9, TP.HCM) đang xôn xao chuyện trường này “âm thầm” triển khai chương trình tiếng Anh với người nước ngoài (viết tắt là TANN) khiến nhiều GV, PH bị động.

Triển khai trước, thông báo với phụ huynh sau?

Theo phản ánh của PH, đầu năm học 2015-2016, Trường THCS Phước Bình đã triển khai chương trình TANN (hợp đồng với trung tâm Anh ngữ Cleverlearn đưa GV nước ngoài vào dạy tiếng Anh) mà không hề thông báo xem PH có đồng ý không.

Một PH nói với chúng tôi: “Nhà trường đưa GV nước ngoài vào dạy thì phải tham khả o xem chúng tôi có kham nổi học phí hay không. Triển khai trước rồi thông báo xin ý kiến sau khiến chúng tôi rất bị động”.

Một PH khác nói: “Nhà trường sắp xếp giờ học cho chương trình này vào thời khóa biểu chung nên những HS không theo học như con tôi sẽ gặp bất tiện. Đến giờ học, các cháu không học thì vẫn phải ngồi đó chứ không biết đi đâu”.

Tìm hiểu thực tế tại trường, chúng tôi nhận thấy việc xếp giờ học của chương trình TANN chung với thời khóa biểu của trường là không hợp lý. Ví dụ, hai tiết TANN của lớp 7/2 được xếp vào tiết 1 và tiết 2 chiều thứ Sáu; tiếp theo là các tiết địa lý và dò bài.

Hay như lớp 6/7, hai tiết TANN được xếp vào sáng thứ Năm, tiết 1 và tiết 2, tiết 3 và tiết 4 là ngữ văn. Với cách sắp xếp này, những học sinh (HS) dù không theo học TANN cũng buộc phải ở lại trường (thực ra là cùng ngồi trong lớp) để chờ học hai tiết sau.

Dễ thấy nhà trường đã không chuẩn bị chu đáo kế hoạch trước khi triển khai chương trình TANN hoặc "gây khó" cho PH và HS để họ phải theo học chương trình.

Trả lời chúng tôi về những thắc mắc của PH liên quan đến việc không thông báo trước khi triển khai chương trình, ông Lê Văn Lực - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định có thông báo trước để PH đăng ký.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông lại nói, vài tuần đầu không thông báo là để HS học thử xem có đồng ý không, sau đó mới trưng cầu ý kiến PH. Ông Lực thừa nhận hiện tại chưa có thời khóa biểu riêng cho những HS theo học chương trình TANN, nhưng sang tháng 10 trường sẽ tách riêng để không ảnh hưởng đến việc học tập chung của những HS khác.

Cũng theo phản ánh của PH và GV, ban đầu trường triển khai ở cả bốn khối, mỗi khối một số lớp, nhưng sau đó, PH HS các khối 8 và 9 phản ứng mạnh nên hiện chỉ thực hiện ở bốn lớp 6 và hai lớp 7 với khoảng 200 em. Mỗi tuần HS học hai tiết, học phí là 200.000đ/ tháng.

Dua chuong trinh
Khi triển khai chương trình tiếng Anh với người nước ngoài nhất thiết phải có ý kiến của giáo viên và phụ huynh - Ảnh mang tính minh họa

Ông Lực cũng cho biết, trường triển khai chương trình TANN là thực hiện Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học và THCS của thành phố.

Ông Nguyễn Văn Quý - Phó phòng GD Q.9 cho biết, Phòng cho phép các trường có đủ điều kiện triển khai chương trình TANN trên tinh thần PH tự nguyện, nhưng lịch học phải sắp xếp vào buổi hai, sao cho phù hợp để HS vừa được học tập vừa được vui chơi và không ả nh hưởng đến những HS không theo học.

Phải bàn bạc công khai

Từ khi “Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học và THCS năm học 2012-2020” của thành phố ra đời, rất nhiều trường tiểu học và THCS đã triển khai ký kết hợp đồng, cho phép các đơn vị đào tạo ngoại ngữ bên ngoài đưa GV người nước ngoài vào dạy cho HS.

Tên gọi ở mỗi nơi có khác nhau như “Tiếng Anh bổ trợ”, “Tiếng Anh nước ngoài”, “Anh văn bản ngữ”… nhưng rất nhiều nơi triển khai những tiết học ngoài chương trình này vào giờ chính khóa. Đối với các đơn vị đào tạo ngoại ngữ, có thể nói, được vào dạy tiếng Anh cho các trường sẽ là một hợp đồng béo bở, vì có lượng người học lớn và ổn định.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI