Dịch vụ 'taxi Uber': Kiểm tra là 'lòi' sai phạm

13/01/2015 - 16:29

PNO - PN - Những ngày đầu năm 2015, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM đã ra quân kiểm tra, xử phạt các loại xe ô tô hoạt động kinh doanh dịch vụ Uber tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dich vu 'taxi Uber': Kiem tra la 'loi' sai pham

Thanh tra lập biên bản tài xế sử dụng dịch vụ Uber tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 7/1/2015 - Ảnh: Phan Trí

Trong vài giờ kiểm tra, lực lượng thanh tra đã phát hiện trên 10 xe kinh doanh loại hình này có nhiều sai phạm như: không gắn logo, phù hiệu hãng xe, không có hợp đồng giữa hành khách và chủ xe. Nhiều tài xế, khi bị lực lượng thanh tra lập biên bản xử phạt có phản ứng đôi co, biện minh và cho rằng “đâu phải xe taxi mà đòi phải gắn logo, phù hiệu”.

Theo Sở GTVT TP.HCM, qua đợt ra quân kiểm tra xử phạt loại hình vận chuyển bằng phần mềm Uber từ cuối tháng 12/2014 đến nay, đã xử phạt 27 trường hợp, trong đó có 17 trường hợp không có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, hai trường hợp không có logo, phù hiệu, tổng số tiền xử phạt 79 triệu đồng. Các trường hợp còn lại, cơ quan chức năng đang thu thập chứng cứ, xác minh trước khi đưa ra mức xử phạt.

Bất chấp hàng loạt các vụ bê bối, bị cấm hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam, dịch vụ taxi Uber hiện vẫn đang âm thầm hoạt động tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM. Do đặc điểm xe Uber thực chất là xe tư nhân hợp đồng với các đơn vị vận tải, ứng dụng dịch vụ Uber để đón và trả khách, không có logo, biển hiệu như taxi nên rất khó để cho lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt. Hành khách khi xảy ra sự cố như: tai nạn xe, để quên đồ trên xe… khó có thể khiếu nại, khiếu kiện như loại hình taxi truyền thống.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, việc hàng chục xe chở khách có sử dụng phần mềm Uber bị lực lượng Thanh tra Sở GTVT TP.HCM lập biên bản xử lý vi phạm hôm 7/1 vừa qua chứng tỏ việc làm ăn của Uber vẫn còn lập lờ. Mô hình taxi Uber hiện nay có bản chất như một mô hình kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi nhưng các xe này lại không có biển hiệu, logo…

Việc Uber không thừa nhận là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đã vi phạm quy định tại điều 9 Luật Doanh nghiệp về phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP. “Nếu thật sự muốn hoạt động tại Việt Nam, tôi nghĩ Uber nên tuân thủ luật pháp chứ không phải cứ tìm mánh khóe, lách luật như vậy. Ngược lại, nếu Uber cứ “cù nhây” thì chúng ta cũng nên cứng rắn như các quốc gia khác, tạm đình chỉ mọi hoạt động của Uber cho đến khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện rồi tính tiếp”, luật sư Hậu chia sẻ.

 ĐÌNH THẮNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI