Đau xót nhìn hàng trăm hecta hoa phải cắt bỏ vì COVID-19

10/08/2021 - 23:41

PNO - Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Hà Nội phải giãn cách xã hội, khiến cho đầu ra của thị trường hoa Tây Tựu bị ảnh hưởng nặng nề. Đến mùa thu hoạch, hàng trăm ruộng hoa ở Tây Tựu (làng hoa lớn nhất miền Bắc) rơi vào bỏ không thậm chí phải cắt bỏ.

Làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được biết đến là một trong những nơi trồng hoa lớn nhất miền Bắc, cung ứng hoa tươi phục vụ nhu cầu không chỉ của người dân Hà Nội mà còn cho nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được biết đến là một trong những nơi trồng hoa lớn nhất miền Bắc, cung ứng hoa tươi phục vụ nhu cầu không chỉ của người dân Hà Nội mà còn cho nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Trồng hoa cũng là nghề tạo ra nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân tại nơi đây. Tuy nhiên, thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến người làng Tây Tựu điêu đứng vì lỗ vốn.
Trồng hoa cũng là nghề tạo ra nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân tại đây. Tuy nhiên, thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát khiến người làng Tây Tựu "điêu đứng" vì lỗ vốn.
Ghi nhận của PV  tại làng hoa Tây Tựu vào những ngày đầu tháng 8, nhiều ruộng hoa tại đây đều đã nở rộ, thế nhưng không khí thu hoạch lại vô cùng ảm đạm. Tất cả ruộng hoa đều có tình trạng chung là tới ngày cắt bán nhưng vẫn phải “nằm im” trên ruộng. Nhiều người phải cắt bỏ hoa để kịp vụ sau, số khác thì bỏ hoang ruộng. Thậm chí, có người đã chuyển đổi canh tác từ trồng hoa sang trồng rau.
Ghi nhận của PV tại làng hoa Tây Tựu vào những ngày đầu tháng 8, nhiều ruộng hoa đều đã nở rộ, thế nhưng không khí thu hoạch lại vô cùng ảm đạm. Tất cả ruộng hoa đều có tình trạng chung là tới ngày cắt bán nhưng vẫn phải "nằm im” trên ruộng. Nhiều người phải cắt bỏ hoa để kịp vụ sau, số khác thì bỏ hoang ruộng. Thậm chí, có người đã chuyển từ trồng hoa sang trồng rau.
Khác với khung cảnh nhộn nhịp thường thấy, những ngày này vựa hoa nổi tiếng chìm trong cảnh đìu hiu bởi nhiều vườn hoa bỏ hoang, hoa bị cắt bỏ vứt đầy ven đường.
Khác với khung cảnh nhộn nhịp thường thấy, những ngày này vựa hoa nổi tiếng chìm trong cảnh đìu hiu bởi nhiều vườn hoa bỏ hoang, hoa bị cắt bỏ vứt đầy ven đường. 
anh Chu Trần Yên, người dân làng hoa Tây Tựu cho hay: “Mọi năm , tháng 7 âm lịch thường là tháng Vu lan báo hiếu”, “Tháng cô hồn” , nhu cầu về hoa tươi để cúng bái là khá lớn nên chúng tôi bán rất chạy. Thế nhưng năm nay, hoạt động xã hội không thiết yếu đều phải tạm ngưng, mà hoa lại là mặt hàng không thiết yếu cùng với đó là các chợ hoa cũng đóng cửa. Chính vì thế  một lượng hoa lớn không tiêu thụ được.”
Anh Chu Trần Yên, người dân làng hoa Tây Tựu cho hay: “Mọi năm, tháng 7 âm lịch thường là tháng nhu cầu về hoa tươi để cúng khá lớn nên chúng tôi bán rất chạy. Thế nhưng năm nay, hoạt động xã hội không thiết yếu đều phải tạm ngưng, mà hoa lại là mặt hàng không thiết yếu cùng với đó là các chợ hoa cũng đóng cửa. Chính vì thế một lượng hoa lớn không tiêu thụ được".
Hoa đã nở, hoa héo... vứt đầy ruộng và trên đường đi. Nếu hái về cũng không bán được. Thật xót xa bởi đây là bao công sức của người nông dân.
Hoa đã nở, hoa héo... vứt đầy ruộng và trên đường đi. Nếu hái về cũng không bán được. Thật xót xa bởi đây là bao công sức của người nông dân.
Anh Thành, một người dân trồng hoa khác trong làng xót xa nói :” Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên thời điểm này hoa không thể bán được. Hoa nở rộ ngoài vườn cũng không thể để được phải cắt bỏ cho lứa mới còn ra.  Mỗi sào hoa cắt bỏ sẽ lỗ vốn hơn chục triệu. Đây là tình trạng chung của người làm nghề trồng hoa ở đây chứ không riêng một nhà nào. Chúng tôi đều thua lỗ rất nhiều, ngay cả công sức chứ chưa tính đến chi phí phân bón, thuốc sâu, nhân công, điện thắp sáng,… Xót xa lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.”
Anh Thành, một người dân trồng hoa khác trong làng xót xa nói: "Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên thời điểm này hoa không thể bán được. Hoa nở rộ ngoài vườn cũng không thể để được phải cắt bỏ cho lứa mới còn ra. Mỗi sào hoa cắt bỏ sẽ lỗ vốn hơn chục triệu. Đây là tình trạng chung của người làm nghề trồng hoa ở đây chứ không riêng một nhà nào. Chúng tôi đều thua lỗ rất nhiều, ngay cả công sức chứ chưa tính đến chi phí phân bón, thuốc sâu, nhân công, điện thắp sáng… Xót xa lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào".
Cắt hoa chính là cách duy nhất của nông dân Tây Tựu lúc này với những ruộng hoa đang nở rộ
Cắt bỏ chính là cách duy nhất của nông dân Tây Tựu lúc này với những ruộng hoa đang nở rộ.
Trước đây nếu không tiêu thụ được, người trồng hoa sẽ thu hoạch hoa rồi cho vào kho lạnh để bảo quản, để được vài ngày rồi bán tiếp. Tuy nhiêng năm nay do việc buôn bán không lợi nên người dân cũng không đủ kinh phí để duy trì kho lạnh.
Trước đây nếu không tiêu thụ được, người trồng hoa sẽ thu hoạch hoa rồi cho vào kho lạnh để bảo quản, để được vài ngày rồi bán tiếp. Tuy nhiên, năm nay do việc buôn bán không thuận lợi nên người dân cũng không đủ chi phí để duy trì kho lạnh.
Đang chuẩn bị đồ đạc để chuyển canh tác sang trồng rau, bà Nguyễn Thị Dậu, cho biết, gia đình bà vừa phá nguyên vườn cúc đang nở rộ vì không thể bán ra thị trường.
Đang chuẩn bị đồ đạc để chuyển sang trồng rau, bà Nguyễn Thị Dậu cho biết  gia đình bà vừa phá nguyên vườn cúc đang nở rộ vì không thể bán được.
Bà Dậu cũng cho biết, để chuyển canh tác gia đình bà chịu lỗ vốn 30 triệu/sào hoa cúc bị phá đi. Mỗi vụ, tôi bỏ ra 10 triệu để mua giống, cùng với đó là thuê nhân công, phải chờ đến 4 tháng mới có thể thu hoạch được. Hiện giờ phá đi là mất không, tất cả vốn lẫn lãi. Phải đắn đo suy nghĩ mất nhiều ngày, tôi mới quyết định chuyển sang trồng rau vì hiện tại rau có thể mang ra chợ bán được.
Bà Dậu cũng nói thêm, để chuyển canh tác, gia đình bà chịu lỗ vốn 30 triệu/sào hoa cúc bị phá đi. "Mỗi vụ, tôi bỏ ra 10 triệu để mua giống, cùng với đó là thuê nhân công, phải chờ đến 4 tháng mới có thể thu hoạch được. Hiện giờ phá đi là mất không, tất cả vốn lẫn lãi. Phải đắn đo suy nghĩ nhiều ngày, tôi mới quyết định chuyển sang trồng rau vì hiện tại rau có thể mang ra chợ bán được".
Không có người mua hoa, người nông dân đành ngậm ngùi bỏ ruộng, không trồng nữa, chờ hết dịch Covid-19.
Không có người mua hoa, người nông dân đành ngậm ngùi bỏ ruộng, không trồng nữa, chờ hết dịch COVID-19.
 Những ruộng hoa đầy màu sắc trước kia giờ lại trở thành những thửa ruộng hoang cằn cỗi mọc đầy cỏ dại
Những ruộng hoa đầy màu sắc trước kia giờ trở thành những thửa ruộng hoang cằn cỗi mọc đầy cỏ dại.
Chợ hoa cũng đóng cửa thep yêu cầu giãn cách xã hội , người dân xót xa vì hoa không có đầu ra, đồng nghĩa với công sức trong nhiều tháng trời đổ sông đổ bể. Mong muốn lớn nhất của những người nông dân tại nơi đây chính là sớm hết thời gian giãn cách xã hội, để có thể buôn bán bù lỗ.
Chợ hoa đóng cửa theo yêu cầu giãn cách xã hội, người dân làng Tây Tựu xót xa vì hoa không có đầu ra, đồng nghĩa với công sức trong nhiều tháng trời đổ sông đổ bể. Mong muốn lớn nhất của những người nông dân nơi đây chính là sớm hết dịch, hết thời gian giãn cách xã hội, để có thể buôn bán trở lại. 

Ngọc Linh

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu