Cận cảnh 2 dự án làm "xấu bộ mặt thành phố" cạnh chợ Bến Thành

09/11/2022 - 14:35

 

Sau khi công trường metro số 1 trả mặt bằng, đường Lê Lợi (quận 1) được tái lập trở lại và có kế hoạch làm phố đi bộ, nhiều người bắt đầu chú ý trở lại khu đất 4 mặt tiền, trong đó có một mặt tiền đường Lê Lợi vẫn đang bị rào chắn gần 20 năm qua.
Sau khi công trường metro số 1 trả mặt bằng, đường Lê Lợi (quận 1) được tái lập trở lại và có kế hoạch làm phố đi bộ, nhiều người bắt đầu chú ý trở lại khu đất 4 mặt tiền (khung màu vàng), trong đó có một mặt tiền đường Lê Lợi vẫn đang bị rào chắn gần 20 năm qua.

 

Khu đất này có vị trí vàng với 4 mặt tiền dường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực, diện tích gần 4.000 m2, là nơi xây dựng dự án tòa tháp SJC Tower. Ban đầu chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nhưng sau đó chuyển giao cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Khu đất này có vị trí vàng với 4 mặt tiền đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực, diện tích gần 4.000 m2, là nơi xây dựng dự án tòa tháp SJC Tower. Ban đầu chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nhưng sau đó chuyển giao cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

 

Năm 2005, dự án được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô tòa tháp cao 54 tầng, 6 tầng hầm. Tuy nhiên khu đất dự án đến nay chỉ được rào chắn bên ngoài, một số thời điểm làm bãi giữ xe, không hề diễn ra hoạt động xây dựng nào trong nhiều năm nay.
Năm 2005, dự án được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô tòa tháp cao 54 tầng, 6 tầng hầm. Tuy nhiên khu đất dự án đến nay chỉ được rào chắn bên ngoài, một số thời điểm làm bãi giữ xe, không hề diễn ra hoạt động xây dựng nào trong nhiều năm nay.

 

Bỏ hoang nhiều năm, khu đất mọc đầy cây dại xung quanh 4 mặt đường. Trước đây, khu đất này cũng chính là Trung tâm thương mại quốc tế ITC - nơi xảy ra vụ hỏa hoạn làm 60 người thiệt mạng vào năm 2002.
Bỏ hoang nhiều năm, khu đất mọc đầy cây dại xung quanh 4 mặt đường. Trước đây, khu đất này cũng chính là Trung tâm thương mại quốc tế ITC - nơi xảy ra vụ hỏa hoạn làm 60 người thiệt mạng vào năm 2002.

 

Trong nhiều cuộc họp, lãnh đạo TP.HCM từng gọi dự án SJC Tower, cùng với Saigon One Tower (nay là IFC One Saigon) và Lavenue Crown là 3 dự án làm xấu bộ mặt trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có Saigon One Tower được thi công trở lại còn khu đất SJC Tower vẫn tiếp tục bỏ hoang.

Trong nhiều cuộc họp, lãnh đạo TPHCM từng gọi dự án SJC Tower, cùng với Saigon One Tower (nay là IFC One Saigon) và Lavenue Crown là 3 dự án làm xấu bộ mặt trung tâm TPHCM. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có Saigon One Tower được lắp kính bề mặt để tạo mỹ quan đô thị còn khu đất SJC Tower vẫn tiếp tục bỏ hoang.

 

Cách không xa SJC Tower chỉ vài trăm mét là khu đất khoảng 9.000m2 nằm ngay góc giao lộ đẹp nhất TP.HCM là Lê Lợi - Nguyễn Huệ cũng đang trong tình trạng trùm mền'. Khu đất này trước đây là vị trí của Thương xã Tax - một trong những công trình lịch sử của TP.HCM với khoảng 130 năm tuổi đã bị tháo dỡ vào năm 2016.
Cách không xa SJC Tower là khu đất khoảng 9.000m2 nằm ngay góc giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ cũng đang trong tình trạng "trùm mền". Khu đất này trước đây là vị trí của Thương xã Tax - một trong những công trình lịch sử của TPHCM với khoảng 130 năm tuổi đã bị tháo dỡ vào năm 2016.

 

Ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi (đang có phương án thực hiện phố đi bộ), khu đất vàng này chỉ cách các địa điểm nổi tiếng của TP.HCM như trụ sở UBND TP.HCM, chợ Bến Thành, Nhà hát thành phố, hầm vượt sông Thủ Thiêm, Công viên 23 Tháng 9, các trục đường chính, hàng loạt trung tâm thương mại lớn... chỉ trong tầm vài trăm mét.

Ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi (đang có phương án thực hiện phố đi bộ), khu đất vàng này chỉ cách các địa điểm nổi tiếng của TPHCM như trụ sở UBND TPHCM, chợ Bến Thành, Nhà hát thành phố, hầm vượt sông Thủ Thiêm, Công viên 23 Tháng 9, các trục đường chính, hàng loạt trung tâm thương mại lớn... chỉ trong tầm vài trăm mét.

 

Đơn vị quản lý của khu đất là ổng công ty Thương Mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) dự kiến để xây tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao 40 tầng với tên gọi Satra Tax Plaza. 6 tầng ngầm của tòa nhà mới sẽ nối thông với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Đơn vị quản lý của khu đất là ổng Công ty Thương Mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) dự kiến để xây tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao 40 tầng với tên gọi Satra Tax Plaza. 6 tầng ngầm của tòa nhà mới sẽ nối thông với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

 

Tuy nhiên từ khi tháo dỡ Thương xá Tax đến nay, khu đất chỉ được xây dựng một tòa nhà nhỏ cao vài tầng bên trong, còn lại bỉ rào chắn và bỏ đến nay đã 6 năm. Một số máy móc được đưa vào khu đất nhưng đa số thời gian là trùm mền.
Tuy nhiên từ khi tháo dỡ Thương xá Tax đến nay, khu đất chỉ được xây dựng một tòa nhà nhỏ cao vài tầng bên trong, còn lại bị rào chắn và bỏ đến nay đã 6 năm. Một số máy móc được đưa vào khu đất nhưng đa số thời gian là "trùm mền".

 

Một số mặt của dự án trở thành nơi tập kết xe rác gây mất mĩ quang trung tâm thành phố. Mới đây, UBND quận 1 đề xuất dùng khu đất này làm bãi giữ xe tạm cho người dân đến phố đi bộ Nguyễn Huệ trong thời gian chờ dự án này khởi động lại.
Một số mặt của dự án trở thành nơi tập kết xe rác gây mất mĩ quang trung tâm thành phố. Mới đây, UBND quận 1 đề xuất dùng khu đất này làm bãi giữ xe tạm cho người dân đến phố đi bộ Nguyễn Huệ trong thời gian chờ dự án này khởi động lại.

Nhật Linh

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=