Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới còn rất hạn chế

07/12/2019 - 06:30

PNO - Đó là một trong những thực trạng được nêu ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới với tiêu chuẩn quốc tế và thực tế tại Việt Nam".

Ngày 6/12, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM và Hội Giáo dục Nghề nghiệp TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới với tiêu chuẩn quốc tế và thực tế tại Việt Nam”.

Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
 
Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
 

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới; phác họa bức tranh chung về bạo lực giới và nạn nhân của bạo lực giới; tìm hiểu thực trạng triển khai các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới tại Việt Nam và so sánh các tiêu chuẩn quốc tế; thảo luận về vai trò của các bên liên quan từ đó tìm ra các biện pháp thúc đẩy việc cung cấp gói dịch vụ thiết yếu hỗ trợ nạn nhân.

Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
 

Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam công bố vào năm 2010, ở Việt Nam có tới 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể xác, tình dục hay tinh thần; 32% phụ nữ từng kết hôn đã phải chịu bạo lực thể chất; 10% phụ nữ bị bạo lực tình dục; 54% bị bạo lực tinh thần; 9% bị bạo lực về kinh tế; 35% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi một ai đó có thể là bạn tình hoặc không phải bạn tình; khoảng 10% phụ nữ tại Việt Nam cho biết họ đã từng bị một người khác không phải là chồng gây bạo lực kể từ khi họ 15 tuổi; Tỷ lệ bạo lực do bạn tình gây ra cao gấp ba lần so với các đối tượng khác không phải là bạn tình; 87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng chịu ít nhất một hình thức quây rối tình dục nơi công cộng…

Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
 
Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
Các đại biểu thảo luận đóng góp ý kiến.

Từ đó có thể thấy rằng, bạo lực giới có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào và diễn ra với nhiều hình thức khác nhau gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, tại Việt Nam đã có các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới gồm: dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ hành pháp và tư pháp, dịch vụ xã hội.

Cac dich vu ho tro nan nhan bao luc gioi con rat han che
Đại diện nhóm hỗ trợ y tế đến từ các bệnh viện lớn của TP.HCM phát biểu ý kiến.

Trong đó, dịch vụ chăm sóc y tế: bao gồm các hoạt động như xác định người trải qua bạo lực do chồng hoặc bạn tình gây ra; trợ giúp ban đầu; chăm sóc tổn thương và điều trị y tế khẩn cấp; kiểm tra có bị tấn công tình dục hay không và chăm sóc, đánh giá sức khoẻ tâm thần và chăm sóc; lập hồ sơ (pháp y).

Dịch vụ hành pháp và tư pháp: bao gồm ngăn ngừa; tiếp xúc ban đầu; đánh giá hoặc điều tra; quá trình trước khi xét xử; quá trình xét xử; trách nhiệm của thủ phạm và đền bù, quá trình sau khi xét xử, an toàn và bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ, truyền thông và thông tin; phối hợp trong lĩnh vực tư pháp.

Dịch vụ xã hội: bao gồm thông tin về khủng hoảng, tư vấn khủng hoảng; đường dây hỗ trợ; nơi trú ẩn an toàn, hỗ trợ vật chất và tài chính; làm mới, phục hồi, thay thế; giấy tờ tuỳ thân; thông tin, tư vấn và đại diện về pháp luật và quyền, kể cả trong các hệ thống pháp luật đa kênh; hỗ trợ và tư vấn tâm lý xã hội; sự hỗ trợ lấy phụ nữ làm trung tâm; dịch vụ dành cho mọi trẻ em chịu tác động của bạo lực; thông tin, giáo dục và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; hỗ trợ để có được sự độc lập; và phục hồi và tự chủ về kinh tế.

Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân ở Việt Nam đã bước đầu được quan tâm thực hiện, tuy nhiên nhiều đại biểu tham dự đã mạnh dạn chỉ ra các hạn chế trên thực tế.

Theo đó, còn có nhiều khó khăn trong quá trình cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ như việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối với nạn nhân còn rất hạn chế, nhiều trường hợp người bị bạo lực giới không có khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, ví dụ như người bán dâm, nhóm đồng tính, song tính, chuyển giới. Tỷ lệ nạn nhân tìm kiếm các biện pháp bảo vệ chính thức còn thấp, đặc biệt là nạn nhân bị quấy rối tình dục, bạo lực tình dục do tâm lý e ngại, xấu hổ...

Hoài An 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI