2 ngày hội tháng Giêng quan trọng của Sài Gòn mà nhà văn Sơn Nam từng nhắc ở đâu?

01/02/2020 - 08:01

PNO - Theo “ông già Nam bộ” Sơn Nam, hai ngày hội đó ở lăng Ông Bà Chiểu – tức Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Số 1 Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh) và Đình Minh Hương Gia Thạnh (380 Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5).

Trong “Ngày hội tháng Giêng ở Sài Gòn” đăng trên Số 9/3/1966, Tập san văn nghệ “Giữ thơm quê mẹ” do Lá Bối xuất bản, nhà văn Sơn Nam viết: “Những ngày đầu tháng Giêng”, đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn tham dự hai ngày hội quan trọng”. Đó chính là ngày hội ở lăng Ông Bà Chiểu – tức Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra từ đầu xuân đến ngày Rằm và ở Đình Minh Hương Gia Thạnh với lễ tế quan trọng nhất là lễ tế Kì Yên diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm.

Người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn sùng bái một công thần Việt Nam?

Theo nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Sơn Nam, Tả quân Lê Văn Duyệt lãnh trách vụ Tổng trấn thành Gia Định; sau khi mất, ông đóng vai trò là thần Thành Hoàng, cũng là Thổ công tối cao của tỉnh Gia Định. Số người đến chiêm ngưỡng ngài Tả quân gồm đa số dân Sài Gòn – Chợ Lớn, nhất là người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn và các bà “xẩm già”. Ngày hội ở đây giống như một cuộc “hành hương để cầu tài, hái lộc”; “già trẻ trai gái đều tấp nập, không phân biệt tôn giáo”, “ngựa xe như nước”, “quần áo như nêm”... 

Lăng Ông -Bà Chiểu là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh. Do vị trí Lăng Ông nằm cạnh Chợ Bà Chiểu nên dân gian quen gọi chung Lăng Ông - Bà Chiểu.

 

Lăng Ông -Bà Chiểu là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh. Do vị trí Lăng Ông nằm cạnh Chợ Bà Chiểu nên dân gian quen gọi chung Lăng Ông - Bà Chiểu.


Ở Gia Định, cũng có lăng Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy, tại sao ít người đến bái yết? Tại sao người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn lại sùng bái một công thần Việt Nam? Nhà văn lí giải: Đó là vì “lòng sùng bái chân thành, kính cẩn, đượm vẻ huyền bí, cha truyền con nối, trở thành tập tục”.

Theo “pho từ điển sống về miền Nam”, ngài là vị công thần, khai sơn phá thạch có quyền tiền trảm hậu tấu, đã nghiêm trị các quan hời hợt với nhiệm vụ cương quyết thanh trừng bọn du đảng, bọn trẻ con bất hiếu. Sau hai năm cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833) kết thúc, vua Minh Mạng – vốn có nhiều thành kiến với Lê Văn Duyệt đã ra lệnh san phẳng mộ Tả quân làm đất bằng; cũng từ đó, tại đây, “có những lúc trời âm u, đêm yên tĩnh, có tiếng ma quỷ khóc than, hoặc tiếng ồn ào của người ngựa, dân cư nơi đó không dám lại gần”. Tài liệu này được ghi theo Bản Triều Bạn Nghịch Truyện của Giả Sơn Kiều Oánh, soạn năm 1901, bản dịch do Viện Khảo cổ ấn hành. Tới năm Tự Đức thứ hai (1849), Tả quân được rửa tội thì lúc đó, “tiếng ma quỷ trong ban đêm mới chấm dứt”.

Ngày 6/12/1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

 

Ngày 6/12/1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.


Trong lòng dân, ngài luôn hiển hách, chánh khí mãi trường tồn với núi sông. Lúc sống, ngài lo giữ nước, giữ dân; lúc chết, ngài vẫn không rời nhiệm vụ ấy.

Lúc sinh thời, hằng năm đúng ngày mùng 6 tháng Giêng, ngài Tả quân đích thân cử hành lễ ra binh, kéo binh sĩ đi vòng quanh thành Gia Định để thị oai và để tống ôn tống quái. Người Hoa Kiều sống tập trung buôn bán ở khu vực chợ Lớn (quận 5, 6 ngày nay), sau buổi lễ ra binh tống quái, các tiệm phố mới yên tâm khai trương đầu xuân. Khi còn sống, đích thân ngài điều khiển lễ tống quái. Lúc ngài mất, người Việt gốc Hoa vẫn nhớ “tiền lệ tống quái” ấy nên đến chiêm ngưỡng công đức của ngài tại lăng, tại đền thờ, để cầu mong được tấn tài, tấn lộc, nhờ oai danh của ngài tống quái giúp họ.

Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn. Theo các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư, mộ này còn được gọi là mộ

 

Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn. Theo các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư, mộ này còn được gọi là mộ "quy" (quy tức là rùa, vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm).

Cuộc gặp gỡ ý nghĩa ở Đình Minh Hương

Người Việt gốc Hoa sống tập trung ở khu vực Chợ Lớn, tập trung thành làng với quy chế ít nhiều tự trị: Làng Minh Hương. Họ chọn sự cai trị trực tiếp của Tả quân Lê Văn Duyệt. Theo tài liệu của Hội Minh Hương Gia Thạnh ấn hành, hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng, vào giờ Mùi (2 giờ trưa), cử lễ Nghinh thần để cầu an (nay gọi là lễ Kì Yên - PV).

Đình được xây dựng năm 1789, là nhà việc của xã Minh Hương, một xã được thành lập vào năm 1698, tập hợp con cháu người Hoa ở dinh Phiên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên
Đình được xây dựng năm 1789, là nhà việc của xã Minh Hương, một xã được thành lập vào năm 1698, tập hợp con cháu người Hoa ở dinh Phiên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên "Giá Thạnh đường" nên sau này Đình lấy tên là "Mình Hương Gia Thạnh".

Cuộc Nam Bắc phân tranh chấm dứt. Năm 1698, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (vị chúa Nguyễn thứ 6 của xứ Đàng Trong từ năm 1691 đến năm 1725 – PV) phái quan toàn tài Nguyễn Cảnh vào Nam với nhiệm vụ đặt cơ sở hành chính ở miền cực Nam, xem hai huyện Phước Long và Tân Bình (Biên Hòa và Gia Định thời đó, nay là TP.HCM - PV) là hai đơn vị hành chính đầu tiên được thành lập ở đất Nam Kì. Sau khi ông chết đi, khá nhiều đình thờ được lập nên. Ông cũng được thờ tại đình Minh Hương Gia Thạnh, bên tả Chánh điện, thờ chung một bàn với di thần Trần Thắng Tài -người đầu tiên sáng lập đình Minh Hương tại Biên Hòa.

Lễ tế quan trọng nhất của đình Minh Hương Gia Thạnh là lễ tế Kì Yên diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Ông Mai Hà Xuân (77 tuổi), một trong những người trông nom đình Minh Hương, trước đây, lễ vật tế thần phải có một bò, một heo, một dê. Sau này, lễ vật giản lược, chỉ cần làm 3 con heo quay dâng lên.
Lễ tế quan trọng nhất của đình Minh Hương Gia Thạnh là lễ tế Kì Yên diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Ông Mai Hà Xuân (77 tuổi), một trong những người trông nom đình Minh Hương kể, trước đây, lễ vật tế thần phải có một bò, một heo, một dê. Sau này, lễ vật giản lược, chỉ cần làm 3 con heo quay dâng lên.

 

Ngày 7/1/1993, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

 

Ngày 7/1/1993, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

 

Mái đình lợp ngói ống, trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt, phù điêu trích tuồng tích của Trung Quốc... do lò gốm Đồng Hòa sản xuất năm Tân Sửu (1901).
Mái đình lợp ngói ống, trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt, phù điêu trích tuồng tích của Trung Quốc... do lò gốm Đồng Hòa sản xuất năm Tân Sửu (1901).


Nhà văn Sơn Nam gọi câu chuyện “vị công thần Việt Nam từ miền Trung vào Nam được thờ tại đình Minh Hương dành cho các vị thần nhà Minh” là một cuộc gặp gỡ “đầy ý nghĩa và dễ hiểu”. Người Việt gốc Hoa xem ngài Tả quân như vị Thổ thần cao cả đầy đủ uy linh.

Người Minh Hương muốn chứng minh lòng thành thật và thiện chí của họ trước sự kiện lịch sử, văn hóa. Tài liệu của đình Minh Hương Gia Thạnh xác nhận: “Trong số hơn 210 hội viên, mặc dù có gốc Trung Hoa mà đã nhỏ giọt xuống năm, sáu đời sống theo nếp bên ngoại Việt Nam thì thành ra hoàn toàn dân Việt về nề nếp và phong tục”.

Bài, Ảnh: Đậu Dung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI