Cách chữa viêm xoang mũi tại nhà bằng cây giao

12/06/2017 - 15:33

PNO - Kinh nghiệm chữa viêm xoang bằng cây giao đã được dân gian truyền miệng từ thế kỷ 18.

Cây giao (tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L.), có nơi gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao...

Cach chua viem xoang mui tai nha bang cay giao
Chữa viêm xoang mũi tại nhà bằng cây giao.

Từ thế kỷ 18, cây giao được dân gian sử dụng như bài thuốc trị các bệnh về viêm xoang, sung huyết, bầm da, mụt nhọt, mụn cóc, bầm vết thương, chữa đau răng.

Kinh nghiệm chữa viêm xoang bằng cây giao từ dân gian cho rằng, người bệnh viêm xoang bẻ từ 10 đến 20 đọt hoặc thân cây giao, đọt chừng 5-10cm. Lấy mủ từ đọt hoặc thân này đổ vò nồi sành sứ rồi pha nước loãng đem nấu.

Khi nhiệt độ dung dịch sôi lên, người bệnh dùng ống bằng giấy cứng cuộn lại hoặc các loại ống có chất liệu tốt, gắn một đầu vào nồi nước nóng, đầu còn lại đặt vào mũi rồi hít hơi nước lên để xông trị viêm xoang. Do đó, đây là cách chữa viêm xoang mũi tại nhà thuận lợi.

Cach chua viem xoang mui tai nha bang cay giao
Kinh nghiệm chữa viêm xoang bằng cây giao.


Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, cây giao mới chỉ được ghi nhận ở mức độ đúc rút kinh nghiệm từ dân gian, truyền miệng chứ chưa phải là thuốc đặc trị trong viêm xoang.

Ngoài ra, cây giao có thể hợp với người này, không hiệu quả với người khác. Do đó, nếu dùng 2-3 ngày, mỗi ngày khoảng 3 lần mà không khỏi thì ngưng sử dụng và đến ngay các bác sĩ chuyên khoa. Và chưa có công trình nào nghiên cứu cây giao điều trị hết viêm xoang 100%.

Đặc biệt, mủ cây giao độc! Nếu mủ dính vào mắt sẽ gây hư mắt, vào vết thương hở sẽ gây lở loét.

Với những bệnh như: trị bầm vết thương, mụn nhọt, mụn cóc, bầm da, sung huyết thì khi bôi mủ cây giao với điều kiện vết thương không bị hở, mụn nhọt chưa lở miệng.

Tuyệt đối không bôi mủ giao vào mũi đang chảy máu cam, vết da trầy xước. Nếu chẳng may dính mủ cây giao thì rửa bằng nước muối sinh lý, nước sạch ngay lập tức.


Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị mụn cóc, người bệnh lấy một ít mủ cây giao thoa lên mụn cóc, vài ngày sau mụn cóc sẽ mất đi. 

Cach chua viem xoang mui tai nha bang cay giao
Cây giao còn được dùng như cây cảnh.

Đặc biệt, phụ nữ ở tuổi mãn kinh đang dùng thuốc nội tiết tố thì không được dùng mủ cây giao, vì phản tác dụng của thuốc. Với người bệnh đang ho, nếu bôi mủ cây giao thì khiến nín thở, do tăng tác dụng của thuốc ho lên, gây ức chế khó thở, khó ho.

Ngoài bệnh viêm mũi xoang, cây giao còn được điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nếu điều trị đau răng thì ngâm các đoạn cây giao được bẻ ra ngâm rượu.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Đình Hưng, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI