PNO - Nhiều vị khách lớn tuổi xem chương trình hát bội lại nhớ nhiều kỷ niệm. Trong đó, có người chỉ là khán giả, và có người cũng từng đứng trên sân khấu.
![]() |
Tối 6/4, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM giới thiệu chương trình Sắc ấn ngọc phương nam, kết hợp giữa hát bội và một số loại hình khác như: múa, xiếc... Trong đó, hát bội chiếm khoảng 70% nội dung. Các loại hình khác mang tính bổ trợ, kết nối các phần. Ông Võ Hồ Hoàng Vũ, Giám đốc nhà hát kỳ vọng chương trình được đầu tư công phu này sẽ là một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch trong thời gian tới. |
![]() |
Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng về phần nhìn lẫn phần nghe. Khán giả sẽ được sống trong thế giới đan xen hiện tại và quá khứ với câu chuyện kể xúc động, từ đó trải nghiệm những nét thú vị của hát bội. Sản phẩm cũng gửi gắm thông điệp về sự kế thừa, phát huy giá trị của môn nghệ thuật truyền thống này trong bối cảnh hiện đại. |
![]() |
Gần 20g, vở diễn bắt đầu nhưng từ khoảng 18g30, một số vị khách đầu tiên đã có mặt tại nhà hát. Trong đó, nhiều khán giả yêu thích hát bội từ nhỏ. Bà Lê Triều (ngụ Q. Bình Thạnh) cho biết khi hay tin có vở diễn đã cố gắng liên hệ để có vé đi xem suất mở màn. Bà kể từ năm 8, 9 tuổi đã theo gia đình xem hát bội ở Lăng ông Bà Chiểu. Thuở bà còn nhỏ, hát bội cực thịnh hành, khán giả chen đông nghẹt để xem. Cha bà cũng từng theo nghề hát bội, chuyên biểu diễn ở các đình. Nhưng hiện gia đình bà không có ai theo nghề này. "Tôi rất ấn tượng với nghệ sĩ Ngọc Dung, Kim Thanh. Thuở đó, các chị còn nhỏ nhưng bước lên sân khấu rất chuyên nghiệp, diễn trôi chảy. Tôi xem và thích mê. Đến giờ hình ảnh họ thời trẻ vẫn còn in đậm trong tôi. Cách đây ít phút, tôi có gặp lại chị Ngọc Dung, nhắc lại số chuyện cũ. May mắn, chị vẫn còn nhớ tôi. Ngoài ra, tôi cũng thích xem đoàn của chị Ngọc Khanh biểu diễn. Chị xuất thân con nhà nòi, đam mê hát bội tột cùng, cũng trải qua nhiều gian truân. Cứ mỗi lần đi xem, tôi lại thấy thương sự hy sinh, cố gắng của họ dành cho nghề dẫu vất vả, gian nan vô cùng". |
![]() |
Ngồi nép mình ở một góc khán phòng là nghệ sĩ Ngọc Hương. Mấy mươi năm trước, bà là nghệ sĩ của nhà hát. Bà nghỉ hưu đã 5 năm, nhưng đây là lần thứ hai trở lại xem các nghệ sĩ của nhà hát biểu diễn. Bà chia sẻ: "Các em giờ đây có điều kiện thuận lợi nhiều hơn, nhưng họ cũng đứng trước rất nhiều thách thức. Đến với buổi biểu diễn hôm nay, nhìn sân khấu được chuẩn bị tươm tất,, tôi thấy vui lây với các em, vì ít nhiều cũng nhận được sự quan tâm trong giai đoạn hát bội gặp nhiều khó khăn". |
![]() |
Mắt bà ngấn nước khi nhắc đến chuyện đi hát ngày trước. Bà kể: "Đi hát ngày trước gian nan lắm, phải đi lên từ vị trí rất nhỏ. Tôi nhớ nhất những lần đoàn đi hát, phải đi bằng xe tải, xe thùng chứ không có xe hơi riêng như hiện tại. Đoàn hát rong ruổi khắp nơi. Đồng lương ngày đó thấp lắm. Làm quân sĩ được 60 xu, diễn viên cấp 1 được 1,2 đồng, cấp 2 được 1 đồng, cấp 3 là 80 xu. Có những lúc không còn tiền, anh chị em chia nhau từng miếng ăn, ôm bụng đói đi diễn. Cả đời tôi chắc khó thể nào quên được những ngày ấy. Có lẽ, nếu không yêu nghề, mê đến vô cùng, thì chắc khó thể trụ được. Nhưng khi nhớ lại, với chúng tôi đó là những kỷ niệm đẹp nhất đời". |
![]() |
NSƯT Ngọc Dung là một trong những khán giả có mặt sớm nhất. Bà theo đoàn hát bội từ năm 5 tuổi nên nếm hết những vinh quang, cay đắng của đời nghệ sĩ. Bà kể, nghệ sĩ hát bội thường lép vế hơn so với các môn nghệ thuật còn lại. Họ phải học ca, diễn, điệu bộ cùng lúc, rất khó khăn nhưng ít khi được nhớ mặt gọi tên. Nhưng đã yêu nghề, ai cũng chấp nhận sự thiệt thòi này. "Mỗi khi nhìn các em biểu diễn, tôi thấy mình trẻ lại. Tôi thấy chúng tôi của những ngày thanh xuân, khổ cực trăm bề, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng lạ là lúc nào cũng muốn được sống chết trên sân khấu. Có những tình yêu rất khó lý giải. Dẫu biết yêu nhiều sẽ càng khổ cực nhiều nhưng vẫn yêu. Tôi đã đi qua nửa con dốc của cuộc đời nhưng giờ vẫn yêu hát bội như cô gái thuở đôi mươi", bà tâm sự. |
![]() |
Bà cười bảo có lẽ bà là khán giả khó tính nhất trong khán phòng. Bà luôn mang theo cuốn sổ nhỏ, ghi chép cẩn thận từng động tác của nghệ sĩ trên sân khấu. Sau buổi diễn, khi có dịp gặp gỡ, bà sẽ trao đổi, góp ý cho họ để hoàn thiện. "Chẳng ai bắt tôi phải làm thế, nhưng tôi tự thấy trách nhiệm của mình với nghề này là vậy. Chỉ khi nhắm mắt xuôi tay không còn đóng góp nữa tôi mới dừng lại", bà nói. |
*Trích đoạn trong Sắc ấn ngọc phương nam:
|
![]() |
Trong suốt vở diễn, khán giả vỗ tay liên tục cho những màn thể hiện hết mình của các nghệ sĩ. Việc vận dụng ánh sáng, hình khối sáng tạo giúp phần nhìn của tác phẩm bắt mắt hơn. |
![]() |
Các nghệ sĩ đã tập luyện liên tục trong vài tháng qua cho tác phẩm này. Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ kỳ cựu như: NSƯT Xuân Quan, NSƯT Linh Hiền, NSƯT Xuân Phước, NS Ngọc Giàu, NS Bảo Châu...Nhà hát cũng tạo điều kiện cho nhiều gương mặt trẻ tham gia như: Hà Trí Nhơn, Trí Luân, Ngọc Tâm... |
![]() |
Một cảnh biểu diễn đầy màu sắc trong tác phẩm vừa được giới thiệu. |
![]() |
Một số khán giả trẻ cũng dành thời gian đến xem, trải nghiệm với môn nghệ thuật truyền thống. |
![]() |
NSƯT Tú Sương cho biết dẫu bận việc nhưng vẫn cố gắng đến nhà hát kịp giờ để theo dõi tác phẩm mới. |
![]() |
Bên ngoài khán phòng, nhà hát cũng tạo không gian cho khán giả biết qua về nghệ thuật vẽ mặt nạ hát bội. Trung bình, mỗi nghệ sĩ mất 1,5 giờ để hoàn thành khâu vẽ mặt. |
Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Đất trời mùa này chỉ thấy nắng và bụi. Ngã ba gần nơi chị Tám ngồi mỗi lần có xe hơi chạy qua, bụi bốc lên mù mịt.
Những năm qua, cứ đến tháng Sáu, nhiều tác phẩm và sự kiện dành cho thiếu nhi sẽ được tổ chức.
Lần đầu tiên TPHCM có giải thưởng cho sách thiếu nhi, được tổ chức với quy mô lớn. Giải thưởng vừa chính thức được công bố vào chiều ngày 1/6.
Tiếng gầm của Mufasa và Simba ở Mỏm đá kiêu hãnh đã vang vọng trong lòng khán giả suốt từ năm 1994 đến nay...
Hàng chục tác phẩm mới dành cho thiếu nhi vừa được trình làng. Rất nhiều tác giả Việt đã tham gia viết sách cho trẻ nhỏ.
Đông đảo người dân và du khách tại phố biển Nha Trang đã được chiêm ngưỡng những bộ áo dài lộng lẫy tại "Lễ hội áo dài năm 2023".
Trao giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần 4 – 2023 tại Hà Nội.
Nhạc viện TPHCM tổ chức Cuộc thi Piano TPHCM 2023 dành cho mọi quốc tịch trong tháng 7.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn cho biết sẽ gửi đơn kháng cáo, sau khi nhận được số hiệu bản án từ tòa án.
Trần Minh Nhựt - một giảng viên 8X - lần đầu giới thiệu đến độc giả cuốn sách Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
43 bức tranh trong triển lãm mới nhất “Biển và Ty” được họa sĩ lột tả đời sống ngư dân miền biển, giản dị, khắc khổ... nhưng lấp lánh hy vọng.
Sáng 30/5, Giải thưởng văn học Kim Đồng chính thức được phát động tại Hà Nội với giải thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng.
Phạm Anh Xuân vui vẻ thú nhận anh chỉ là một kẻ “tay ngang” bước vào thế giới văn thơ.
Diễn viên Caylee Cowan 2 lần chọn trang phục của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Cannes 2023
Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán là công trình có giá trị lớn về mặt kiến trúc, lịch sử xã hội thời kỳ thuộc địa...
Cá linh đi học mở ra một thế giới sinh vật kỳ thú mà trẻ em sẽ cực kỳ yêu thích.
Khi bàn về việc “đưa văn chương Việt ra thế giới”, lâu nay các vấn đề thường được nêu là kinh phí, chiến lược đầu tư, vai trò của dịch giả…
Nhiều trang phục có ý tưởng độc, lạ nhưng thiếu tính thẩm mỹ, thiếu tính văn hóa khi được làm thành mẫu thật.