Tổn thương da vào mùa mưa do côn trùng lạ, phấn hoa

10/10/2020 - 09:16

PNO - Mùa mưa tới, nhiều trường hợp bị viêm da tiếp xúc do chất tiết từ côn trùng và phấn hoa. Nếu không được điều trị đúng cách dễ dẫn tới nhiễm trùng.

Mùa mưa tới, nhiều trường hợp bị viêm da tiếp xúc do chất tiết từ các loại côn trùng và phấn hoa. Đa số bệnh nhân khi tới khám đều mang tâm lý hoảng sợ bởi các vệt tổn thương trên da sưng đỏ và có mủ. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, diễn tiến của vùng da bị kích ứng càng thêm nặng, tổn thương lây lan rộng dẫn tới nhiễm trùng.

Đa số bệnh nhân sống ở khu vực nhiều cây cối

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Ngọc Ánh - nguyên phó trưởng bộ môn da liễu - Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho biết, hai tuần nay, mỗi ngày ghi nhận từ 3 đến 5 ca tới khám với biểu hiện da bị phồng rộp, nổi mụn mủ đau rát. Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là đều sống ở khu vực có nhiều cây cối.

Một bệnh nhân bị viêm da kích ứng sau khi tiếp xúc với côn trùng tới khám tại Phòng khám Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Một bệnh nhân bị viêm da kích ứng sau khi tiếp xúc với côn trùng tới khám tại Phòng khám Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Sáng hôm sau thức dậy, anh Đ. phát hiện cổ có một mảng đỏ diện tích khoảng 2x4cm, vùng da này rất rát. Tới chiều cùng ngày, ở vùng đó mọc các mụn nước và có mủ xanh. Không chỉ thế, vai bên phải của bệnh nhân cũng xuất hiện vệt đỏ với tổn thương tương tự.

Điển hình nhất là trường hợp của anh P.V.Đ. (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Anh Đ. kể rằng cách đây vài hôm, trời vừa tạnh mưa, anh không mặc áo mưa, chạy xe máy ngang qua con đường có rất nhiều cây cối. Đột nhiên anh Đ. bị giọt nước mưa đọng trên tán cây rơi trúng vùng cổ. Ngay lúc ấy, anh có cảm giác vùng da cổ nơi đó bỏng rát.

Hoang mang không hiểu mình bị bệnh gì, đi khám, anh Đ. được bác sĩ chẩn đoán bị viêm da ánh sáng thực vật phytophotodermatitis do phản ứng nhạy cảm ánh sáng khi tiếp xúc với cây cối (có psoralens).

Tuần qua, tiến sĩ - bác sĩ Lê Thái Vân Thanh - Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cũng điều trị cho

Làm gì khi dị ứng với phấn hoa hoặc chất tiết của côn trùng?

Cách xử trí vết thương không đúng sẽ khiến tình trạng thêm nặng nề, thậm chí bội nhiễm, biến chứng gây nguy hiểm.

Do đó, khi phát hiện trên cơ thể xuất hiện vệt đỏ hơi sưng nề, ngứa rát, bạn cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước muối hoặc xà phòng. Với người có cơ địa lành, da sẽ tự hồi phục mà không để lại tổn thương nghiêm trọng. 

Trong trường hợp vết thương mọc mụn nước, có mủ, tuyệt đối không được cào gãi để tránh lây lan ra các vùng da xung quanh.

Hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và kê toa kịp thời; tránh nghe lời đồn đoán tự ý bôi các loại thảo dược, lá cây lên vết thương vì có thể làm tình trạng diễn tiến thêm nặng, thậm chí nhiễm trùng, gây nguy hiểm tính mạng.

nhiều trường hợp bị tổn thương da do tiếp xúc với dịch tiết từ côn trùng và phấn cây, phấn hoa.

Theo bác sĩ Thanh, viêm da kích ứng với côn trùng và phấn hoa thường rộ lên trong năm vào mùa mưa từ tháng Bảy đến tháng Mười. Gần đây nhất là trường hợp của nữ bệnh nhân Đ.T.M.T. (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM).

Sau chuyến đi thăm vườn của gia đình ở H.Củ Chi về khoảng hai ngày, chị T. thấy da ở vùng khoeo hai chân có mủ xanh và sưng đỏ. Chị T. cho biết lúc đi vườn, chị nhìn thấy những con côn trùng nhỏ màu đen bay lởn vởn nhưng không phải kiến ba khoang. 

Một số người dân sau khi về quê chơi, khi quay lại TP.HCM cũng thấy trên người xuất hiện các mảng sưng đỏ có mủ xanh. Anh N.Đ.N. (làm việc tại Q.3, TP.HCM) kể, cuối tuần trước anh và vợ về quê ở Bến Tre thấy ngoài vườn quanh nhà có những con côn trùng lạ màu đen.

Vài người cùng xóm với anh sau khi tiếp xúc với loại côn trùng này thì tay, chân hoặc cổ hiện lên những vệt đỏ sưng tấy, rỉ nước và chảy mủ xanh. Vừa trở về TP.HCM đi làm, anh N. thấy mình cũng bị y hệt ở cánh tay.

“Tổn thương trên da tôi giống như bị kiến ba khoang đốt nhưng con côn trùng đó lại không phải kiến ba khoang. Dưới quê nhiều người bị thế lắm”, anh N. nói.

Một số người chỉ nhau ra tiệm thuốc tây mua thuốc chữa vết côn trùng cắn về bôi, có bạn bè lại bảo nhai đậu xanh sống đắp vào cho vết thương mau khô và lên da non.

Anh N. đã thử làm theo chỉ dẫn của người thân nhưng không đỡ mà vết trợt loét trên da lại lan rộng thêm. Vết thương rỉ mủ, mỗi lần mặc áo bị vải cọ vào khiến anh rất đau nhức và khó chịu. Vì vết thương ấy, mấy ngày nay, anh N. ngủ không thẳng giấc, tinh thần uể oải, không thể tập trung làm việc…

Tổn thương có thể lây lan, nhiễm trùng nếu không xử trí đúng cách

Theo bác sĩ Ánh, vào mùa mưa sẽ xuất hiện nhiều loại côn trùng như kiến ba khoang, cằm cặp, kiến lác… Không nhất thiết cứ bị côn trùng cắn mới bị tổn thương. Những loại côn trùng này bò qua quần áo đang phơi, chăn mền chiếu gối hoặc rơi trúng da thường để lại dịch tiết. Trong dịch tiết của chúng có chất gây kích ứng mạnh. Ngoài ra, một số loại phấn hoa, cây cối cũng có thể gây kích ứng cho da khi theo nước mưa rơi xuống. 

Sau khi tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng hoặc phấn hoa gây kích ứng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng da đó đau rát. Khoảng 6 tiếng sau, da mẩn đỏ thành từng vệt hơi sưng. Tiếp đến, 1-2 ngày sau, ở vùng da tổn thương này sẽ mọc các mụn nước, thậm chí có mủ xanh. Sau giai đoạn này, với người có cơ địa lành, vùng da trên sẽ khô mặt và những dấu hiệu dần thuyên giảm.

Ngược lại, các mụn nước và bọng mủ sẽ trợt loét, lan rộng ra. Bác sĩ Ánh cho biết, một số bệnh nhân trước khi đến khám đã tự đắp lá điều trị ở nhà làm vết thương bị bội nhiễm. Quá trình bôi đắp thuốc làm dịch từ vết thương dính ra vùng da xung quanh khiến tổn thương lây lan. Người bệnh sẽ rất đau đớn và khó chịu nếu bị trợt loét ở khoeo chân, khuỷu tay do bộ phận này thường xuyên phải duỗi gập.

Còn theo bác sĩ Vân Thanh, đối với những trường hợp viêm da kích ứng do dịch tiết côn trùng hoặc phấn của các loài thực vật, khi điều trị trước tiên phải làm sạch da nhẹ nhàng, tránh chà xát hay cào gãi để hạn chế lây lan thương tổn. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamin chống ngứa và chống dị ứng, đồng thời thoa dưỡng ẩm (có thể kèm hoạt chất kháng viêm) trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày. 

Cách phòng tránh bị viêm da kích ứng do côn trùng và phấn hoa

- Khi phát hiện trên chăn mền, quần áo hoặc trên người có kiến hay bất cứ loại côn trùng lạ nào đang bò, đậu, tuyệt đối không được giết bằng tay mà lấy một vật gì đó nhẹ nhàng phủi, đuổi ra ngoài để tránh dính dịch tiết từ côn trùng vào các vật dụng hoặc cơ thể. Nếu da tiếp xúc với dịch tiết này từ côn trùng sẽ có nguy cơ bị kích ứng.

- Sau cơn mưa, tránh ra vườn cây, khu vực nhiều cây cối. Nếu ở tình huống bắt buộc phải đi thì mặc trang phục dài, che chắn cơ thể kín đáo để tránh nước mưa đọng từ trên các tán cây nhỏ xuống đem theo phấn hoa, lá mục có thể gây kích ứng da.

Trước khi đi ngủ phải phủi, giũ chăn mền, đề phòng có côn trùng chui vào giường nệm chăn gối. Dọn dẹp, làm vệ sinh chỗ ở sạch sẽ, phát quang cây cối quanh nhà. 

- Tránh phơi quần áo qua đêm ở ngoài trời, đồ cũ treo lên mắc trước khi mặc lại cần giũ mạnh, đề phòng kiến, bọ, rết… chui vào.

- Vào mùa mưa, có thể xịt những loại thuốc diệt côn trùng không có hại quanh nhà để hạn chế sự xuất hiện của côn trùng.

 

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI