Thịt ngoại sẽ tràn ngập Việt Nam?

23/08/2016 - 09:16

PNO - Mới đây, đoàn các nhà xuất khẩu thịt gia cầm Ba Lan đã đến TP.HCM bắt đầu chương trình xúc tiến để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thịt gia cầm vào Việt Nam.

Một năm trước, các nhà xuất khẩu này cũng đã có hoạt động tương tự để đưa thịt gia súc vào Việt Nam. “Quá trình xin giấy phép xuất khẩu các sản phẩm gia cầm vào Việt Nam không hề đơn giản. Chúng tôi phải mất cả năm trời để làm việc với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT Việt Nam để có thể được giấy phép xuất khẩu mặt hàng táo vào Việt Nam, với sản phẩm động vậ t sẽ khó khăn hơn. Song Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ tạo cơ hội cho mặt hàng thịt gia cầm. Với cơ chế của các nước EU, chỉ cần một nước xin được giấy phép xuất khẩu sản phẩm vào một nước nào đó, những nước trong khối sẽ được hưởng chung quyền từ giấy phép này”, ông Tukazs Dominiak, Tổng giám đốc KRD-IG (Ba Lan) cho hay.

Thit ngoai se tran ngap Viet Nam?
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Còn nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là trong khối các nước tham gia TPP cũng đang có nhiều kế hoạch “đẩy” thực phẩm vào Việt Nam khi hàng rà o thuế quan dỡ bỏ. Hàng triệu người chăn nuôi Việt Nam lo lắng, bởi nếu hiệp định này ký kết, với chi phí chăn nuôi ở Việt Nam, những nông dân này xác định không thể tiếp tục công việc, vì không đủ sức cạnh tranh.

Mức thuế nhập khẩu thịt vào Việt Nam hàng chục năm nay luôn ở mức trung bình từ 15-25% tùy loại, nhưng hàng năm vẫn có đến hàng trăm triệu đô la hàng nhập khẩu là thịt heo, thịt gà từ châu Âu, Mỹ, Canada, Hoa Kỳ . Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hội chăn nuôi Đông Nam bộ, một ký thịt gà nhập từ Mỹ, cộng thuế 25% và các chi phí vận chuyển để đi nửa vòng trái đất, về tới Việt Nam có giá chưa tới 20.000đ, thấp hơn giá thành thịt gà của nông dân Việt 6.000đ. Tương tự, một ký thịt heo nhập từ châu Âu như Ba Lan, Canada dao động từ 2-2,2 USD/kg chưa tính thuế 15%. So ra, nếu doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng heo ngoại làm nguyên liệu, họ có thể tiết kiệm ít nhất 15-20% giá thành so với thịt nội địa.

Chúng ta đứng đầu danh sách ba thị trường châu Á bao gồm Việt Nam, các nước Ả rập thống nhất, Trung Quốc được các nhà xuất khẩu thịt EU xác định là các thị trường mục tiêu trong những năm tới. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm của người Việt đang tăng mạnh mẽ. Theo thống kê, từ 2002 đến 2012, tiêu thụ thịt gia cầm bình quân theo đầu người Việt Nam đã tăng 79%, từ 4,26kg lên 7,6kg/ người/năm. Ước tính một tuần có khoảng 1.000 tấn gia cầm được nhập và tiêu thụ gia cầm của cả nước trong năm 2016 sẽ lên tới 845 ngàn tấn. Dự báo tới năm 2021, mức tiêu thụ gia cầm nước ta sẽ tăng 37%, trong khi sản xuấ t trong nước tăng 27% và nhập khẩu thịt gia cầm tăng 49%. Sự gia tăng này đi kèm với nỗi lo về chất lượng khi môi trường, nhiệt độ, thời tiết... là những yếu tố quan trọng để đảm bảo sản phẩm an toàn.

Ông Nguyễn Văn Ngọc nhận định, nhiều nông dân phá sản bởi với giá thành sản xuất như hiện tại, họ không thể cạnh tranh được. Chi phí sản xuất 1kg thịt gà hơi của nông dân hiện vào khoảng 1,1 USD, vừa đúng bằng giá 1kg gà thịt mà Mỹ và các nước châu Âu đang chào bán. Tương tự, chi phí sản xuất 1kg heo hơi vào khoảng 1,8 USD, xấp xỉ bằng giá thịt sau giết mổ của các quốc gia châu Âu. Đây là bất lợi lớn đối với ngành chăn nuôi nếu không tiếp tục hạ giá thành để cạnh tranh. Trong khi đó, vấn đề quản lý chất lượng thịt nhập về VN đang bị bỏ ngỏ do lượng nhập về nhiều, điều kiện bảo quản của các đầu mối nhập khẩu, đại lý sơ sài, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đăng Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI