Thế giới "ngộp" vì thực phẩm bẩn

28/12/2016 - 06:51

PNO - Vì lợi nhuận, những người kinh doanh thực phẩm bẩn ở Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào. Họ nghĩ ra cách thêm hóa chất vào các loại thịt động vật và bán ra thị trường như là thịt cừu.

Lực lượng chức năng Nigeria vừa tịch thu 2,5 tấn gạo giả với bao bì ghi Best Tomato Rice, gây chấn động thị trường vì đây là chuyện hiếm có ở Nigeria. Cơ quan chức năng Nigeria đang tiếp tục điều tra, xác định nguồn gốc lượng gạo trên. Gạo sau khi nấu rất dính, có mùi hóa chất. Cơ quan chức năng Nigeria cũng như truyền thông thế giới nghĩ ngay đến “tác giả” của 2,5 tấn gạo giả là từ Trung Quốc.

Sau khi truyền thông rộ lên thông tin trên, một số nhà sản xuất Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng, khó có chuyện đây là gạo nhập từ Trung Quốc. Họ nói rằng thực phẩm nhân tạo, trong đó có gạo nhân tạo (là cách gọi tránh né hành vi bất lương) chỉ nên dùng vào việc trưng bày. Họ bao biện, không hiểu vì sao thương lái lại nhập gạo nhân tạo giá cao như thế vào thị trường Nigeria để bán cho người tiêu dùng. Thị trường Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện gạo giả vào năm 2011, nhưng đến nay không ai dám đảm bảo là không còn gạo giả.

Thành phố Vũ Xương thuộc tỉnh Vũ Hán nổi tiếng với gạo thơm ngon. Năm 2015 có đến 10 triệu tấn gạo được bán trên thị trường Vũ Xương, trong đó, chỉ 800.00 tấn gạo có xác nhận được sản xuất đúng quy trình bình thường. Ảnh hưởng của gạo giả đến sức khỏe cần một thời gian mới xác định rõ ràng, sau khi chất keo nhựa không tiêu hóa được kết tụ trong cơ thể phát sinh hậu quả. Một người ăn ba bát cơm làm từ gạo giả tương đương với việc nuốt vào bụng một bao ni lông.

The gioi
Trứng giả - ẢNH: ALTHEALTHWORKS

Chưa dừng ở đó, một phụ nữ tên Cai (sống ở Quảng Đông, Trung Quốc) trong một bữa ăn đã nhai phải những hạt cơm cứng, dai hơn bình thường, và phát hiện đó là gạo… làm từ giấy. Vũ Hán không chỉ tai tiếng với gạo giả mà còn là “ổ” của đậu phụ hóa chất. Nhà chứ c trách đã phát hiện nhiều nhà máy sản xuất đậu phụ trộn protein chiết xuất từ đậu tương với bột mì và nhiều loại hóa chất công nghiệp.

Ở Trung Quốc còn có mì làm từ gạo mốc tẩm sulfur dioxide có thể gây ung thư; hạt tiêu làm từ bùn; bán với giá 9,2 USD/kg, trong khi người làm chỉ phải bỏ ra 0,6 USD/kg, kiếm lời hơn 15 lần; bột khoai lang làm từ mực viết và dầu hỏa; mì đen nhuộm bằng hóa chất và bột sáp công nghiệp; thịt heo biến thành thịt bò... South China Morning Post mới đây cũng vạch trần chiêu “hô biến” hóa chất thành thực phẩm.

Trong bài viết trên, ông David Dodwell, giám đốc điều hành Nhóm chính sách thương mại APEC lật tẩy trứng gà làm từ sodium alginate và một số hóa chất khác. Chi phí để có trứng gà nhân tạo chỉ bằng 1/4 chi phí nuôi gà. Ít ai biết sodium alginate là chất nhũ hóa, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, phá vỡ cân bằng trong cơ thể.

Vì lợi nhuận, những người kinh doanh thực phẩm bẩn ở Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào. Họ nghĩ ra cách thêm hóa chất (gelatin, carmine…) vào các loại thịt động vật (chuột, cáo, chồn) và bán ra thị trường như là thịt cừu. Thời điểm ồn ào nhất là năm 2013, cảnh sát bắt 904 người, tịch thu 20.000 tấn thịt giả trong vòng ba tháng. Từng có tay buôn cho biết mình kiếm lời gần 1,5 triệu USD chỉ nhờ hành vi phạm tội này. Carmine là loại phẩm màu đỏ thu được từ quá trình nấu loại bọ cánh cứng Dactylopius. Hóa chất này gây dị ứng nghiêm trọng ở một số người, trong đó có phản ứng phản vệ rất nguy hiểm cho tính mạng.

Những năm gần đây, cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) liên tục bắt giữ hàng ngàn tấn thực phẩm giả trên toàn cầu. Tháng 2/2015, Interpol công bố báo cáo gây sốc, chỉ trong hai tháng, tổ chức này tịch thu 2.500 tấn thực phẩm “bẩn” ở 47 quốc gia. Từ bánh hamburger thịt bò độn thịt ngựa đến trứng, hoa quả sấy khô, rượu đều bị làm giả. Điều đáng lo ngại, việc sản xuất rượu giả không chỉ tồn tại ở những nước có hệ thống quản lý thị trường lỏng lẻo mà cả quốc gia phát triển.

Ngày 19/12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev yêu cầu chính phủ sớm có giải pháp xử lý vấn đề rượu giả (thành phần chính là methanol thay thế hòa với nước) tại nước này. Trước đó, vụ ngộ độc rượu tập thể tại tỉnh Irkutsk, vùng Siberia làm 33 người tử vong và 54 người phải nhập viện. Nhà chức trách Nga khám xét các khu chợ bày bán rượu và tịch thu tới 500 lít rượu độc hại.

Ở Italia, 31 tấn hải sản được dán nhãn “hải sản tươi” nhưng thực chất, đó là những lô hàng đông lạnh trong thời gian dài, được bảo quản bởi hydrogen peroxide hay acid citric khiến người mua không phát hiện dấu hiệu thối rữa. Acid citric nếu sử dụng lâu dài và quá liều lượng cho phép dẫn tới hỏng men răng, nếu vướng vào mắt sẽ bị bỏng giác mạc và gây rối loạn thị lực, làm rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng, viêm da kích ứng. Nếu sử dụng liều lượng nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc kim loại dẫn tới sỏi thận, sỏi mật. Trong khi đó, hydrogen peroxide là hóa chất không màu dùng để khử trùng và tẩy trắng.

Trong quyển Real Food/ Fake Food (Thực phẩm thật/ thực phẩm giả), tác giả Larry Olmsted nhắc đến loại cá giả nhiều nhất tại Mỹ là cá hồng (red snapper), thực chất là cá tilefi sh. Theo FDA, tilefi sh là loại cá thai phụ không nên ăn vì thịt của nó chứa lượng thủy ngân cao. Tuy nhiên, một số cửa hàng giả mạo cá hồng bằng cá tilefi sh để lời nhiều. Forbes từng kết luận, gần 80% cá hồng trên thị trường Mỹ không phải là cá hồng. Đồng tiền làm mờ mắt, đó là lý do lớn nhất khiến những nhà kinh doanh, sản xuất thực phẩm không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để lừa gạt người dùng.

Anh Thông (Theo SCMP, Epoch Times, Progressive Grocer, RT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI