PNO - Sáng 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn (lễ phát lịch) ngay trước Ngọ Môn, phục vụ du khách tham quan.
![]() |
Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm (âm lịch). |
![]() |
Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của 2 viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. |
![]() |
Sau hơn 180 năm, Lễ Ban Sóc ngày ấy tiếp tục được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa, với những trình thức, nghi tiết thuở xưa. |
![]() |
Lễ Ban Sóc được tổ chức ở sân điện Thái Hòa, nhưng đến năm Tân Sửu 1841, vua Minh Mạng có chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn. |
![]() |
Trong sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có chép, vua Minh Mạng định rằng: “Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau, làm Lễ Ban Sóc ở trước Ngọ Môn”. |
![]() |
Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt: xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ, xem lịch để biết sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai. |
![]() |
Vào lễ, viên bộ Lễ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Hỏa lệnh Quan hỏa pháo phất cờ; Lính hỏa pháo mỗi bên bắn 2 phát thần công. |
![]() |
![]() |
Tiếp theo là nghi thức Tiến lịch vào Cung Điện. Lúc này viên Khâm Thiên Giám truyền chỉ (ở trên Ngọ Môn) xướng: Tiến lịch sau đó đội Tiểu nhạc tầu bài Đăng đàn cung; 5 viên Khâm Thiên Giám ở Long Đình, lính gánh Long Đình cùng 2 lọng vàng tiến vào cửa giữa Ngọ Môn, đi thẳng đến điện Thái Hòa. |
![]() |
Sau khi nghi thức Tiến Lịch vào cung xong, nghi thức Ban lịch ở Ngọ Môn được tiếp tục. |
![]() |
![]() |
Sau đó lịch được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong cộng đồng để dân chúng sử dụng. |
![]() |
![]() |
Tái hiện Lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa, cũng là dịp để du khách và người dân Huế cùng trải nghiệm di sản cố đô Huế. |
![]() |
Lễ Ban Sóc vẫn được tái hiện tại Ngọ Môn vào ngày 1/1 mở đầu một năm mới, với những ước vọng nhân văn, cùng những giá trị tinh thần thuở trước, trên hết là sức sống của mùa xuân với những cộng hưởng từ di sản… |
![]() |
![]() |
Tặng quà cho những du khách đầu tiên đến tham quan di sản Huế |
![]() |
Dịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng công bố chương trình Festival Huế 2023. Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết Festival Huế 2023 chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ có hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm theo định hướng 4 mùa. Đó là: “Xuân Cố đô”; mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; “Huế vào thu”; “Mùa Đông xứ Huế”, do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế thực hiện, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia. Các hoạt động nhằm giao lưu, hợp tác văn hóa, tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất Cố đô văn hiến, với 7 di sản được UNESCO vinh danh. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Chuyên đề 'Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TPHCM' được xem là cuộc trưng bày “nặng ký” tại TPHCM tính đến thời điểm hiện tại.
Tối 30/6, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “TPHCM - Rạng rỡ kỷ nguyên mới”.
Sau 3 năm vắng bóng, cây bút Khải Đơn bất ngờ trở lại với tập truyện ngắn đầu tay: "Con rối hát ngoài rừng xa" (Nhã Nam vừa phát hành).
Ai trong chúng ta rồi cũng đến lúc già đi, chẳng thể giữ những thói quen đã theo cùng năm tháng.
Tôi từng nghĩ son phấn, quần áo… chỉ là chuyện nhỏ.
Đây là lần đầu tiên 17 bảo vật được tập hợp, trưng bày có hệ thống nhằm mang đến cái nhìn tổng quan nhất.
Nhà văn Đông Tây vừa có buổi giao lưu tại TPHCM, trong khuôn khổ sự kiện Giao lưu văn học Việt – Trung lần thứ 1 năm 2025.
Chương trình “Trần Văn Khê - Một đời với âm nhạc dân tộc” tưởng niệm 10 năm ngày mất của GS.TS Trần Văn Khê.
Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, khán giả có thể dễ dàng tận hưởng concert cùng idol...
NSƯT Hữu Châu giao lưu ra mắt sách “Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão” về cuộc đời mình.
Chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, nhưng thông qua những chia sẻ trực tiếp của tác giả Lê Thị Thanh Lâm, nhiều thông điệp chạm đến bạn đọc.
Sáng nay, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức buổi ra mắt tập sách "Người giữ thời gian" của tác giả Lê Thị Thanh Lâm - nguyên Phó TGĐ Sài Gòn Food.
Các giải thưởng văn chương đã phát hiện và tôn vinh nhiều cây bút trẻ, mới.
Từ 27/6 đến 1/7, phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tổ chức trình diễn đờn ca tài tử, dân ca quan họ, chầu văn, ca Huế… và trò chơi dân gian.
Việt Nam cần hành động cụ thể để đưa kho tàng văn hóa bước vào đời sống để làm nên một nền công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ.
Hội thảo khoa học “Văn học nghệ thuật Hà Nội – Huế - TPHCM: 50 năm tự hào bản anh hùng ca (30/4/1975 – 30/4/2025)”.
Sáng 2/76, tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM đã khai mạc triển lãm “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TPHCM.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc.