Sơn Tùng M-TP tự rút ca khúc “đạo nhạc”

11/06/2014 - 03:42

PNO - PNO - Nhạc sĩ Huy Tuấn, đại diện công ty quản lý ca sĩ Sơn Tùng M-TP (Văn Production) mới đây đã thông tin đến truyền thông sẽ rút hết các ca khúc bị nghi đạo nhạc của Sơn Tùng ra khỏi các bảng xếp hạng và các trang âm nhạc chính...

edf40wrjww2tblPage:Content

Son Tung M-TP tu rut ca khuc “dao nhac”“Trong thời gian xác định rõ lại vấn đề liên quan đến bản quyền của phần nhạc này chúng tôi sẽ rút các bài hát mà Sơn Tùng sáng tác từ trước ra khỏi tất cả các bảng xếp hạng và các trang nghe nhạc chính thống. Tôi cho rằng đây là một động thái cần thiết để chúng tôi bắt đầu một hành trình mới cho các hoạt động của Sơn Tùng chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi coi đây là một bài học không chỉ cho Tùng, mà còn cho cả các bạn trẻ” - thông cáo viết.

Trong các ca khúc “vay mượn beat nước ngoài” của Sơn Tùng, Em của ngày hôm qua (giống với Every night của EXID - Hàn Quốc) có thể coi là ca khúc thành công nhất với giải Bài hát yêu thích tháng 2/2014 và hàng trăm triệu lượt nghe trên các trang nghe nhạc online, là ca khúc được nghe nhiều nhất từ trước đến nay trên Zing Mp3 với hơn 150 triệu lượt.

Ngoài ra, Cơn mưa ngang qua, Đừng về trễ, Nắng ấm xa dần… cũng có lượt nghe online rất cao và đa số đã được trình diễn tại Bài hát yêu thích - nơi mà nhạc sĩ Huy Tuấn là thành viên Hội đồng tuyển chọn.

Động thái rút các bài hát của Sơn Tùng được đánh giá là kịp thời để xoa dịu dư luận, nhất là khi BTC BHYT đã công bố trước công chúng rằng sẽ gỡ hai ca khúc của Sơn Tùng nếu xác định là đạo nhạc, như đã xử lý với trường hợp Đức Quang vì dùng beat nước ngoài (và không cung cấp thông tin) vào ngày 4/9/2013. Hơn nữa, quanh sự việc, nhiều nhạc sĩ như Dương Khắc Linh, Nguyễn Hải Phong cũng đã bức xúc lên tiếng.

Son Tung M-TP tu rut ca khuc “dao nhac”Dù trong thư, nhạc sĩ Huy Tuấn viết: “Vấn đề bản quyền ở ta còn rất mông lung và ý thức về luật sở hữu trí tuệ của nhiều bạn trẻ vẫn còn khá sơ khai” và “những gì Tùng từng làm thuộc về một quá khứ liên quan đến hoạt động undeground một cách khá bừa bãi và những gì xảy ra trong thời gian vừa qua chính là hậu quả”.

Thế nhưng, những người hoạt động trong nghề đều hiểu rằng việc thực thi bản quyền đang được đẩy mạnh bằng nhiều nỗ lực, chứ không phải chỉ là “một khu rừng rậm” như nhiều người được tư lợi vẫn đang muốn thế. Và hành động kinh doanh thương mại trên sáng tạo trí tuệ của người khác rõ ràng là không sòng phẳng, và không dễ bị bỏ qua khi âm nhạc giờ đã là món hàng hoá bán khắp toàn cầu, kiện liên quốc gia.

Nếu không có những động thái lên án mạnh mẽ, yêu cầu gỡ bỏ, doạ kiện… thì liệu Sơn Tùng M-TP và ê-kíp sẽ nghĩ việc dùng hoà âm “chùa” để chỉnh sửa và thu tiền là “một xu hướng quốc tế” đến bao giờ? Và sẽ còn bao nhiêu bài hát vay mượn giai điệu như thế sẽ được kinh doanh? Tiền đã kinh doanh được từ “hàng gian”, tiền thắng giải Bài hát yêu thích chẳng hạn, sẽ xử lý thế nào?

Việc đánh tráo khái niệm “Dù cho các nét giai điệu là sáng tác của họ nhưng vô tình họ cũng đang vướng vào việc vi phạm bản quyền. Để xác minh rõ nguồn gốc các tác phẩm này cũng là một nhiệm vụ gần như bất khả thi…” để từ đó mong khán giả “có cái nhìn rộng lượng hơn về sự việc vừa qua” xuất phát từ người khởi xướng phong trào “Nghe có ý thức” và luôn công khai cổ suý thực thi rốt ráo nghĩa vụ bản quyền, lên án việc nghe-xem nhạc “chùa” sao thật khó lọt tai.

Nó cũng không khác gì với hành xử của những trang web “lậu” vi phạm bản quyền từng bị nhạc sĩ Huy Tuấn cùng ê-kíp “tố” phát tán album 18+ của Văn Mai Hương: bị tố vi phạm, gỡ là xong! Luẩn quẩn như vậy, cái ngày xây dựng được một nền âm nhạc “bài bản và có ý thức” chắc vẫn còn xa lắm!

THIÊN MINH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI