Nuôi trồng thủy hải sản ở ĐBSCL: Nhiều rủi ro

20/12/2013 - 20:00

PNO - PNO - Ngày 20/12, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Bộ NN-PTNT, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội thảo "Xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành thủy hải sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hơn 200 nhà khoa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, ĐBSCL có lợi thế tiềm năng to lớn trong phát triển thủy hải sản và trên thực tế đã đóng góp quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản chung của cả nước. Đặc biệt, những năm qua sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản toàn vùng liên tục tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 65% tổng sản lượng cả nước, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống kinh tế - xã hội cho các tỉnh, thành trong khu vực.

Nuoi trong thuy hai san o DBSCL: Nhieu rui ro
Có tiềm năng lớn, nhưng thời gian qua ngành hải sản ở ĐBSCL chưa được khai thác hết thế mạnh

Tuy nhiên, việc phát triển thủy hải sản ở ĐBSCL thời gian qua còn nhiều những bất cập và lộ diện nhiều nguy cơ thiếu bền vững. Tuy tốc độ tăng trưởng có cao, số lượng tàu thuyền đánh cá tăng nhanh nhưng quy mô nhỏ, hậu cần dịch vụ nghề cá còn nhiều yếu kém. Trong khi đó ở lĩnh vực nuôi trồng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá các mặt hàng thủy sản biến động bất lợi và khó lường, các địa phương chưa phát huy hết thế mạnh kinh tế thủy sản do thiếu nguồn lực đầu tư và thiếu sự hỗ trợ cũng như phối hợp với nhau trong vùng.

Vì vậy, theo các đại biểu, để khắc phục những khiếm khuyết này, thủy sản ĐBSCL cần có đầu tư lớn, rất lớn. Trong đó, cần ưu tiên việc tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu kinh tế thủy sản, đồng thời rà soát lại quy hoạch và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó cần tăng cường liên kết giữa các tỉnh phát triển chuỗi sản xuất các ngành hàng thủy sản theo cụm vệ tinh quanh các trung tâm phát triển vùng.

Các đại biểu cũng cho rằng, việc phối hợp đồng bộ trong nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ thủy sản; đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực thủy sản, cũng như tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thúc đẩy phát triển ngành thủy hải sản đồng bằng sông Cửu Long tương xứng với tiềm năng, thế mạnh… cũng cần đặt lên vị trí hàng đầu.

TÙNG HƯƠNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI