Nơi Trịnh Công Sơn vẫn "sống" ở Huế

16/08/2022 - 17:41

PNO - Từ nhiều năm nay, đây cũng là "một chốn đi về" của du khách mỗi khi đến Huế.

Đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho hay, trong cuộc nói chuyện gần đây với gia đình, bà Dao Ánh tỏ lòng sẽ trao lại toàn bộ bản gốc hơn 300 bức thư nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho mình để gia đình lưu giữ, trưng bày trong thời gian tới khi thành lập bảo tàng Trịnh Công Sơn.

Bài hát Mưa hồng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi tặng Dao Ánh
Bài hát Mưa hồng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi tặng Dao Ánh- Ảnh: Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cung cấp

Bà Dao Ánh tên thật là Ngô Vũ Dao Ánh, sinh năm 1948. Bà chính là em gái của Ngô Vũ Bích Diễm - nàng thơ trong ca khúc nổi tiếng Diễm xưa. Ngoài 300 bức thư tình, Trịnh Công Sơn còn viết nhiều ca khúc để tặng riêng cho Dao Ánh. Trong đó, có nhiều ca khúc nổi tiếng như  Nắng thủy tinh, Còn tuổi nào cho em, Mưa hồng...

Được biết, bà Dao Ánh sẽ trao tặng lại những bức thư cho gia đình trong chuyến về Việt Nam gần nhất.

Một số hình ảnh về những bức thư tình của Dao Ánh và một số kỷ vật còn lại của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang lưu giữ Gác Trịnh:

Một bức thư tình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi riêng cho Dao Ánh
Một bức thư tình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi riêng cho Dao Ánh - Ảnh: Gia đình nhạc sĩ cung cấp.
Trịnh Công Sơn ghi trong thư chờ mong thư Ánh
Trịnh Công Sơn ghi trong thư chờ mong thư Ánh.
Những phong thư tình như cánh chin ngàn bay được gửi đến Dao Ánh
Những phong thư được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi đến người tình Dao Ánh.
Ngoài những Bức thư tình Dao Ánh sẽ trao cho gia đình Trịnh Công Sơn trong thời gian đến, . Lâu nay Căn Gác Trịnh nằm ở tầng 2, số nhà 203/19, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ. Căn gác nhỏ từng là “một chốn đi về” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước luôn là điểm dừng chân của du khách khi đến thăm Huế
Từ nhiều năm nay, Gác Trịnh (nằm ở tầng 2, số nhà 203/19, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ, TP. Huế), nơi từng là “một chốn đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, luôn là điểm dừng chân của du khách khi đến thăm Huế.
Cũng chính tại Gác Trịnh hiện nay cũng là nơi lưu giữ  nhiều kỷ vật như Lá thư tình ông viết cho “Ánh-tuổi-nhỏ” được bà Dao Ánh tặng lại cho Gác Trịnh. Từ ngữ mượt mà năm xưa từng làm rung động trái tim cô nữ sinh Huế :“Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.”
Tại Gác Trịnh hiện đang lưu giữ nhiều kỷ vật, trong đó có lá thư tình Trịnh Công Sơn viết cho “Ánh-tuổi-nhỏ” được bà Dao Ánh tặng lại cho Gác Trịnh. Từ ngữ mượt mà năm xưa từng làm rung động trái tim cô nữ sinh Huế :“Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.”

 

Danh ca Khánh Ly chụp kỷ niệm với ông Lê Huỳnh Lâm tại Gác Trịnh năm 2019- Ảnh: Gác Trịnh
Danh ca Khánh Ly chụp ảnh kỷ niệm với ông Lê Huỳnh Lâm tại Gác Trịnh năm 2019 - Ảnh: Gác Trịnh
Trịnh Công Sơn từng nói “cái chết chẳng qua chỉ là sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. Sau sự đùa đợt cuối cùng ông ra đi, nhưng tình yêu mà người nghe nhạc và nhóm nghệ sỹ Huế dành cho ông vẫn ở đấy, nơi căn Gác nhỏ.
Trịnh Công Sơn từng nói “cái chết chẳng qua chỉ là sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. Sau sự đùa cợt cuối cùng ông ra đi, nhưng tình yêu mà người nghe nhạc và nhóm nghệ sĩ Huế dành cho ông vẫn ở đấy, nơi căn gác nhỏ.
Cũng chính nơi căn gác đó, ngày qua ngày vẫn có rất nhiều bạn trẻ say mê nhạc Trịnh đến đây để thưởng thức nhạc Trịnh và nhớ về người nhạc sĩ thiên tài
Và bây giờ nơi căn gác nhỏ đó, ngày qua ngày vẫn còn rất nhiều bạn trẻ say mê nhạc Trịnh đến để thưởng thức nhạc Trịnh đồng thời tưởng nhớ về người nhạc sĩ thiên tài.
Với công chúng Huế, Gác Trịnh luôn được xem như một không gian  mở, hội tụ ký ức về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi vậy, tất cả kỷ vật quý giá nhất, gần gũi nhất liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ cũng đều được trưng bày trang trọng. Hằng tháng, tại Gác Trịnh cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật với nhiều màu sắc mới. Cái tên Gác Trịnh cũng được lấy ý tưởng từ câu hát “một đêm bước chân về gác nhỏ” trong bài “Đêm thấy ta là thác đổ” của nhạc sĩ, do một nhóm văn nghệ sĩ ở Huế chung tay góp sức thực hiện - một địa chỉ văn hóa độc đáo mang phong cách riêng xứ Huế.
Riêng với công chúng Huế, Gác Trịnh luôn được xem như một không gian mở, hội tụ ký ức về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi vậy, tất cả kỷ vật quý giá nhất, gần gũi nhất liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ cũng đều được trưng bày trang trọng. Hằng tháng, tại Gác Trịnh cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật với nhiều màu sắc mới. 

Thuận Hóa

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI