Những bà tiểu thương “tiếng Anh như gió”

08/04/2016 - 07:35

PNO - Tự tin, duyên dáng, sẵn sàng đối thoại với du khách nước ngoài ghé thăm sạp hàng mình là hình ảnh quá đỗi bình thường của chị em tiểu thương hôm nay.

Vậy nhưng, để đạt được điều “bình thường” ấy là cả một quá trình học hỏi, hội nhập của chị em.

Nhu cầu bức bách

“I’d like to buy my wife some cloth, any options for me?” (Tôi muốn mua một xấp vải tặng vợ, có những lựa chọn nào cho tôi nhỉ?). Ngớ người trước “mớ” ngôn ngữ lạ tai từ vị khách nước ngoài, chị Trần Thị Tuyết Vân bối rối gãi đầu. Chị lắp bắp: “Anh… muốn… mua gì hả?”. Vị khách lặp lại câu “xí xa xí xồ”. Cảm giác gương mặt mình bừng đỏ, chị Vân không hiểu nên ngượng ngùng lắc đầu. Khách mỉm cười ra chiều thông cảm, rồi… bỏ đi.

Tối đó, mang khoảnh khắc bất lực kể cho con nghe và nhờ dịch nghĩa dăm “thanh âm” trọng điểm nhớ được, chị thấy lòng dạt dào… tiếc nuối. Lần đầu tiếp chuyện vị khách Tây ấy trở thành kỷ niệm khó phai với chị Vân trong những ngày đầu gia nhập đội tiểu thương chợ An Đông, Q.5, TP.HCM. Chị bảo, nhiều ngày liền sau đó chị rơi vào cảm giác bứt rứt, khó chịu, dằn vặt đến mức tự trách mình: “Không biết ngoại ngữ thì buôn bán kiểu gì đây?”.

Chẳng riêng chị Vân, chuyện “mù” ngoại ngữ là nỗi khổ tâm chung của phần lớn chị em tiểu thương trong những năm trước; bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc buôn bán, doanh thu, vì đã bỏ qua một lượng lớn khách nước ngoài. Chị Nguyễn Thị Phượng (sạp tơ lụa Phương Khanh, chợ Bến Thành, Q.1) kể, dù có căn bản tiếng Anh sau khi hoàn thành chương trình THPT, nhưng ra chợ mở sạp, chị không khỏi bỡ ngỡ, ú ớ mỗi khi có vị khách nước ngoài ghé gian hàng.

“Họ nói gì, tôi nghe hiểu hết, nhưng không hiểu sao không đáp lại được. Cổ họng cứ như đông cứng, tôi bất lực khi muốn diễn đạt điều gì đó để họ hiểu mình” - chị Phượng trần tình. Chung cảnh ngộ, chị Lê Thị Hồng Thu (sạp gốm sứ 844) bẽn lẽn nhớ lại buổi đầu thuê sạp bán ở chợ Bến Thành cách đây 10 năm: “Để ý khách nước ngoài nhìn món hàng nào, tôi chỉ biết chỉ tay vô nó và nêu giá, kiểu như “ten ty tu đô la”, còn họ có nói gì lại thì tôi… chịu chết”.

Nhung ba tieu thuong “tieng Anh nhu gio”
Du khách thích thú với sản phẩm Việt Nam - Ảnh: P. Huy

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 1.351.300 lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 1995; năm 2005 tăng thành 3.467.757 lượt; năm 2015 nhảy vọt lên 7.943.651 và chỉ trong ba tháng đầu năm 2016 đã có 2.459.150 lượt khách; trong đó con số du khách dừng chân ở TP.HCM không hề nhỏ. Dạo chợ, mua sắm các mặt hàng đặc sản địa phương là sở thích của hầu hết du khách đến từ nhiều quốc gia.

Tại TP.HCM, các chợ có quy mô lớn như Bến Thành, An Đông, Bình Tây… mỗi ngày không đếm xuể có bao nhiêu vị khách nước ngoài ghé tham quan, mua sắm. Từ thực tế “tiềm năng” này, ông Lê Quang Thiện - Trưởng ban Quản lý chợ Bến Thành nhận định: “Ngoài mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì kỹ năng bán hàng, đặc biệt khả năng giao tiếp, giới thiệu, quảng bá mặt hàng của mình rất cần thiết đối với mỗi tiểu thương mà ngoại ngữ luôn là một lợi thế”.

Năm 2004, UBND TP.HCM đẩy mạnh thành lập ban chủ nhiệm chợ văn minh thương mại; trước đó, Hội LHPN TP.HCM cũng phát động phong trào “Người kinh doanh mới” với sáu tiêu chuẩn; mục đích hướng đến văn hóa giao thương và hành trình hội nhập, trong đó khả năng ngoại ngữ luôn được đánh giá cao.

Thực tế, không đợi đến lúc phải tham gia các phong trào; ý thức việc kinh doanh mua bán với mục tiêu tăng doanh số, lợi nhuận, nhiều chị em đã nỗ lực học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh phục vụ cho công việc. Chị Phượng phân tích: “Đâu phải khách nước ngoài chỉ tay vào món hàng ưng ý, mình nêu giá họ mua được là xong. Còn nhiều điều phải diễn đạt như mẫu mã, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng, thậm chí thời hạn trả đổi… Có như vậy, khách mới hiểu rõ rồi tự lựa chọn, mua sắm”.

Vượt qua thách thức

Năm 2012, hưởng ứng Đề án “Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2014”, Đoàn trường Đại học Mở TP.HCM đã tổ chức dạy tiếng Anh miễn phí cho chị em tiểu thương chợ An Đông. Không có một lớp học quy củ với bàn ghế, phấn trắng bảng đen; mà mỗi giáo viên, sinh viên của trường trực tiếp gặp từng tiểu thương hướng dẫn họ tập viết, tập đọc.

Đánh giá chương trình này, anh Trần Văn Trí - Bí thư Đoàn trường cho biết: “Hầu hết chị em đều hào hứng, rất chịu khó học tập. Có chị ban đêm còn gọi điện hỏi giáo viên “muốn nói với khách Tây loại trái cây này chỉ sử dụng ba ngày thì nói sao?”, hay “loại vải này không nên giặt máy thì nói thế nào?”.

Nhung ba tieu thuong “tieng Anh nhu gio”

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI