Nhập viện do đến bệnh viện trị gãy xương, trật khớp... rồi quay về thầy lang đắp thuốc

08/02/2021 - 11:23

PNO - Nhiều bệnh nhân bị gãy xương, trật khớp sau khi đến bệnh viện khám lại chọn quay về đắp thuốc lá của thầy lang.

 

Nhiều bệnh nhân bị bong gân, gãy xương nhập viện khi tình trạng đã nghiêm trọng, khiến việc điều trị phải kéo dài, tốn kém hơn
Nhiều bệnh nhân bị bong gân, gãy xương nhập viện khi tình trạng đã nghiêm trọng, khiến việc điều trị kéo dài, tốn kém hơn

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú, Phòng khám Chấn thương, Bệnh viện 115 Nghệ An, cho biết tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân sau khi đến bệnh viện điều trị đã quay về tái khám ở thầy lang.

Cụ thể, ông T.T.P. (55 tuổi, nhà ở huyện Diễn Châu) bị thương ở vai do ngã xe máy nên được đưa vào bệnh viện điều trị. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ tiến hành mổ và cho bệnh nhân xuất viện. Song sau 2 tháng trở về nhà, nam bệnh nhân này lại nhập viện do loang loãng nặng nề.

Qua khai thác bệnh sử, ông P. tỉ tê: "Khi xuất viện, ông nghe người dân nói uống thêm thuốc thầy lang sẽ nhanh khỏi hơn nên đã đi lấy cả bao tải thuốc về để uống”.

Gần 10 ngày sau, chỗ phần da ở vai bị té xe rộp đỏ, loét ra, trong khi xương vẫn rất đau và bệnh nhân lại được đưa vào bệnh viện kiểm tra.

Kết quả chụp phim cho thấy bệnh nhân bị gãy xương đòn khá phức tạp, gãy nhiều mảnh rời, di lệch... cần phải điều trị hết viêm, hết loét và phẫu phuật kết hợp xương bằng nẹp vít.

Theo bác sĩ Tú, nhiều bệnh nhân bị gãy xương, bong gân... thay vì nhập viện điều trị theo hưỡng dẫn của bác sĩ thì họ đem hồ sơ bệnh án của mình đi tìm thầy lang trong vùng. Đáng tiếc, một số thầy lang chỉ sờ nắn, không nhìn rõ được tình trạng gãy xương bên trong nên xương dù liền vẫn không theo đúng hình dáng ban đầu, dẫn đến lệch, cong, vẹo, ảnh hưởng đến chức năng, việc khắc phục sẽ càng khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp suốt đời.

Bác sĩ Tú cho rằng, Đông y mang lại nhiều hiệu quả trong việc chữa bệnh nhưng việc trật khớp, gãy xương… bệnh nhân cần phải chụp X-quang để được đánh giá tổn thương xương, khớp có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, bó bột của Tây y, bệnh nhân có thể kết hợp Đông y và phục hồi chức năng vào việc tập vận động, phục hồi cơ thì sẽ rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở chữa bệnh Đông y có giấy phép hành nghề, không nên tin thầy lang chữa bệnh gia truyền theo kiểu “nghe đồn”.

Một nữ bệnh nhân bị nhiễm trùng da do đắp thuốc lá
Một nữ bệnh nhân bị nhiễm trùng da do đắp thuốc lá

 

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI